Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
thuốc sâu hóa học sẽ không khống chế được sâu bọ có hại

Trên Trái Đất có khoảng một triệu lọai côn trùng, trong đó có khoảng 5 vạn loại ăn thực vật và chỉ có khỏang 1% (tức khoảng 500 loại côn trùng) chuyên ăn hoa màu, cây ăn quả. Nhưng các bạn chớ coi thường con số 1% đó tu số lượng chủng loại không nhiều nhưng chúng rất phàm ăn và ăn rất khỏe, gây tác hại rất lớn đối với cây lương thực, rau xanh, cây ăn quả. Theo thống kê, ở Mỹ mỗi năm ngành nông nghiệp bị thiệt hại hơn 14 tỉ đôla vì sâu bọ phá hại, tương ứng với 33 % tổng sản lượng nông nghiệp toàn nước Mỹ; ở Trung Quốc mỗi năm sâu bọ gây tổn thấp 10 % sản lượng lương thực, 20 % sản lượng dầu thực vật, 30 % sản lượng rau xanh, 40 % sản lượng trái cây các lọai.

Vì côn trùng có hại gây ra thiệt hại lớn cho con người nên từ bao năm nay con người luôn tìm mọi cách để diệt chúng. Nhưng cuộc chiế tranh giữa con người và côn trùng có hại từ cổ xưa đến nay vẫn chưa phân thắng rỏ ràng, vẫn kéo dài và chưa biết đến ngày nào mới kết thúc.

Điều đáng phải suy nghĩ là, ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, con người thậm chí đã đi vào vũ trụ, đã độ bộ lên Mặt Trăng, chẳng lẽ không đối phó nổi với lũ con trùng nhỏ bé và yếu ớt kia sao.

Đúng vậy sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi ”so sánh lực lượng” giữa con người và côn trùng. Ngành hóa học và công nghiệp hóa chất không ngừng phát triển và sản xuất ra hết loại thuốc sâu này đến loại thuốc xâu kia để đối phó với lọai côn trùng có hại. Ví dụ sau khi thuốc DDT xuất hiện trên ruộng đồng, rất nhiều côn trùng đã phải cao chạy xa bay. Nhưng chỉ một thời gian sau các côn trùng có hại không sợ thuốc DDT nữa. Con người buộc phải tăng liều lượng phun thuốc và thu được kết quả nhất định, nhưng cũng chỉ được một thời gian. Sau đó DDT hầu như không còn tác dụng nữa.

Lợi dụng vũ khí khoa học kỹ thuật trong tay, con người lại chế ra các loại thuốc sâu tổng hợp mới. Tính đến thập kỷ 70 cả thế giới sử dụng hơn 12000 loại thuốc sâu để đối phó với côn trùng có hại. Nhưng trong thực tế con người không những không tiêu diệt hết được côn trùng có hại mà càng ngày chúng càng làm mưa làm gió và phát triển hơn. Đến nay loài người mới tỉnh ngộ rằng, nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu sẽ không thể tiêu diệt hết loại côn trùng có hại. Bởi lẽ trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, đối tượng bị hại nhiều nhất không phải là côn trùng có hại mà là kẻ thù của chúng – đó là loài chim có ích. Thực tế cho thấy rất nhiều loài chim có ích đã bị chết vì thuốc trừ sâu, trứng của nhiều loài chim bị nhiễm thuốc sâu không thể nở thành chim con được. Trong khi đó các loại sâu bọ có hại sinh sôi nảy nở rất mau và nhanh chóng nhờn với thuốc sâu. Dù phun đầy thuốc sâu vào cơ thể chúng,chúng vẫn không chết mà vẫn sinh sôi nảy nở như thường. Thuốc sâu càng phun nhiều càng làm ô nhiễm không khí, nước, đất và cây trồng. Có thể nói hiện nay trên Trái Đất không có nơi nào không có thuốc trừ sâu xâm nhập vào môi trường sống.

Đương nhiên con người sử dụng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép, không thể chỉ dựa vào thuốc sâu để tiêu diệt côn trùng có hại. Ngày nay người ta sử dụng các biện pháp tổng hợp đối phó với côn trùng có hại, trong đó có biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng, dùng vi trùng diệt côn trùng và đặc biệt chủ ý bảo vệ các loài chim chuyên ăn côn trùng có hại. Ngòai ra người ta còn gây nhân giống và nhập khẩu các lọai côn trùng có ích để tiêu diệt côn trùng có hại. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn được ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các lọai côn trùng có hại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình