Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao bón phân quá nồng độ sẽ làm “cháy mầm”?

Tục ngữ có câu “nhất nước, nhì phân,... “. Bón phân làm tăng sản lượng cây trồng là đều ai cũng biết

Nhưng bón phân cũng là một môn khoa học; mếu nồng độ quá thấp thì hầu như chẳng có tác dụng gì; nếu bón phân nồng độ quá cao sẽ làm “cháy mầm”, chẳng thu hoạch được gì cả

Vì sao lại như vậy?

Chúng ta đều hiểu được rằng, vào mùa đông, khi muối dưa, sau khi cho dưa và muối vào vại, một thời gian sau trong vại xuất hiện khá nhiều nước. Điều này nói lên rằng các tế bào trong thực vật đã thoát nước, lượng nước chảy ra vại dưa

Trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, nếu ta bón phân cho cây quá nồng độ, sẽ xuất hiện hiện tương như muối dưa đã nói trên. Phần biều bì rễ của thực vật là một lớp màng mỏng bán trong suốt, trong trạng thái bình thường, nồng độ dung dịch tế bào trong tế bào lông của rễ cây lớn hơn nồng độ trong đất. Nhưng nồng độ dung dịch tế bào càng lớn, sức hấp thụ nước và chất dinh dưỡng càng mạnh. Khi tế bào lông rễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tức là tế bào hút đủ nước, màng tế bào lập tức sản sinh ra một sức mạnh ngăn cản không cho nước thấm vào tế bào, tế bào ngừng hút nước

Nếu bón phân quá nồng độ, nồng độ của dung dịch trong đất lớn hơn nồng độ dung dịch trong tế bào rễ sẽ làm cho lượng nước từ trong tế bào rễ chảy ra ngoài đất. Mà lúc ấy những bộ phận phía trên của cây như thân, cành, lá dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời việc bốc hơi đương nhiên vẫn phải tiến hành, kết quả làm cho lượng nước vào và ra mất cân bằng. Như vậy, nếu nhẹ thì lá cây sẽ héo đi, nặng thì khô mà chết, xuất hiện cái gọi là “cháy mầm”

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình