Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao một số cây trồng được trồng liên tục trên một mảnh đất sản lượng lại giảm đi?

Chúng ta đều biết rằng, các loại cây trồng lúa nước, mía, mạch, đậu, dưa, cà rốt, thuốc lá,... Cùng trồng trên một mảnh đất trong nhiều năm sẽ không xuất hiện hiện tượng sinh trưởng không tốt và giảm sản lượng. Nhưng cà chua, cây thuốc lá (dùng quấn xì gà), dưa hấu, đậu hoà lan, đậu tằm, lạc và sắn... Và các loại cây trồng không hoa quả khác nếu kiên tục trồng trên một mảnh đất thì thường sinh trưởng không tốt, hoặc là bị sâu bệnh mà năng suất giảm đi

Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Cùng một loài cây trồng liên tục trên một mảnh đất trong nhiều năm sản lượng giảm đi là do nhiều nguyên nhân, hiện nay người ta biết được những nguyên nhân sau

Trồng liên tục sẽ làm đất thiếu dinh dưỡng. Hàm lượng của các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng như nitơ, phôt pho, kali, canxi, magiê là có hạn, mà cùng một loài cây thì nhu cầu chất dinh dưỡng trong đất là tương đối cố định, nếu cứ trồng liên tục thì đương nhiên những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sẽ giảm đi, thậm chí hết hẳn sẽ gây ra hiện tượng cây trồng sinh trưởng kém. Ví dụ loài cây khoai môn, nếu trồng liên tục một chỗ thì hàm lượng cacbônatcanxi sẽ giảm đi một nữa, như thế sẽ làm giảm sản lượng của khoai môn

Những chất dịch do rễ của cây đời trước tiết ra tích tụ lại trong đất sẽ ảnh hưởng đến những cây đời sau. Trong quá trình sinh trưởng, nói chung bộ rễ của cây trồng ngoài lượng cacbônic do chúng hô hấp tạo ra còn tiết ra nhiều loại axít khác nữa. Những chất này được giữ lại trong đất sẽ có hại cho rễ của những cây trồng đời sau, từ đó mà làm cho cây sinh trưởng kém và giảm sản lượng

Có người đã làm một thí nghiệm sau: lấy những chất dịch mà rễ, thân, lá và hoa của một loài cây tiết ra đem tưới cho mầm non của cây cùng loài thì thấy cây non rõ ràng  là bị ảnh hưởng. Ngay cả những phần còn sót lại của rễ, thân, lá, hoa trong đất cũng có ảnh hưởng tới cây cùng loại đời sau. Tình trạng này thấy rõ nhất ở cây đào và đậu hoà lan.

Ảnh hưởng của sâu bệnh và vi sinh vật: sau khi thu hoạch những cây đời trước bị bệnh, một  số loài vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại trong đất, làm cho những mầm non của đời  sau cũng sẽ bị mắc bệnh, ví dụ như cà chua, đậu  hoà lan, lạc thường mắc bệnh  khô lá, trong đó    cây lạc là rõ hơn cả

Những nguyên nhân kể trên có nguyên nhân chỉ đơn thuần làm giảm năng suất, nhưng có nguyên nhân gây nên tác dụng tổng hợp. Cho nên, với những cây trồng sản lượng bị giảm, trước tiên phải làm rõ nguyên nhân, sau đó mới tìm các biện pháp xử lý tương ứng

Trước mắt, biện pháp có hiệu quả nhất là, cải tiến cách trồng liên  tục thay bằng cách trồng luân phiên, tăng sản lượng phân bón, phun thuốc trừ sâu để diệt mầm cây bệnh, nếu là  cây ăn quả thì thay đất hoặc là khử độc cho đất

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình