Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao lạc mốc hoặc mọc mầm lại không ăn được?

Trong tiết mưa xuân, chúng ta thường thấy rất nhiều hạt lạc bị một lớp mầm mốc màu xám. Vì sao lạc mốc lại không được ăn?

Mốc mà chúng ta nhìn thấy chính là nấm mốc, cũng là do một loài vi khuẩn sau khi sinh sôi với số lượng lớn hình thành nên. Lạc chứa lượng prôtít rất phong phú, chất béo cũng rất nhiều và cả một số hợp chất khác nữa, tất cả nhũng chất này đều là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi khuẩn nấm mốc sinh trưởng. Trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nó rất dễ bị nấm mốc xâm nhập. Để sinh trưởng và phát triển nòi giống, nấm mốc phải tiêu hao lượng lớn các chất hữu cơ chứa trong hạt lạc, cho nên khi lạc bị mốc, xét về mặt dinh dưỡng và giá trị thức ăn của lạc mốc đã thấp hơn rất nhiều so với lạc bình thường rồi. Mặt khác, một số loài vi khuẩn gây mốc trong quá trình trao đổi chất còn thải ra cả chất độc, nếu ăn phải cũng dễ bị nhiễm độc

Trước mắt, người ta đã phát hiện ra nhiều loại khuẩn gây mốc có thể sản sinh ra chất độc - độc tố khuẩn mốc. Có một loại độc tố người ta nghiên cứu nhiều nhất là độc tố hoàng khúc, nó chính là sản vật trao đổi chất của nấm mốc hoàng khúc. Loại nấm mốc này trong điều kiện nhiệt độ 30 - 38 độ c, độ ẩm tương đối 85% sẽ phát triển rất mạnh trên hạt lạc và sản sinh ra chất độc. Chất độc này độc tính cấp rất mạnh đố với mọi loài động vật, dễ gây ung thư nhất, rất nguy hiểm cho sức khoẻ của con người và động vật. Năm 1960, ở hai vùng phía nam và phía đông nước anh có 10 vạn con gà sau khi ăn phải bột lạc mốc đều chết hết. Sau sự kiện này, các nhà hoa học đã phân ly và chiết xuất ra được loại chất độc trên, chính chất độc này đã giết chết 10 vạn con gà. Sau đó, người ta thí nghiệm dùng thức ăn có chứa chất độc này để nuôi khỉ và đã phát hiện khỉ bị ưng thư gan. Đã có người điều tra một khu vực thuộc châu phi có tỉ lệ người bị ung thư gan tương đối cao, điều này có liên quan tới việc người dân ở đây lấy lạc mốc ăn trong thời gian dài. Do vậy, lạc mốc hoặc các chế phẩm của lạc mốc rất có thể đã bị nhiễm độc, nếu ăn chắc chắn sẽ rất nguy hiểm với sức khoẻ của con người

Cũng như vậy, sau khi hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc

Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình