Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao thuốc diệt cỏ có thể phân biệt được cỏ dại?

Cỏ dại là kẻ thù của sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong lĩnh vực sản xuất lương thực toàn thế giới, hàng năm sản lượng lương thực giảm mất 10 % bởi lý do cỏ dại tranh giành lượng phân bón, nước và ánh sáng với các loài cây lương thực gây ra. Chính vì vậy mà “kẻ thù của cỏ dại”, thuốc diệt cỏ - đã được các nhà khoa học đặc biệt chú ý

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ. Những căn cứ vào phương thức tác dụng của thuốc có thể chia làm hai loại lớn: thuốc diệt sự sống và thuốc mang tính lựa chọn. Thuốc tiêu diệt sự sống của cỏ có uy lực rất lớn, nhưng lại có nhược điểm như con dao hai lưỡi bởi tất cả các loài cây trồng khi tiếp xúc với loại thuốc này đều cùng chung số phận với cỏ dại, cho nên phần lớn nông dân đều “kính nhi chi viễn” loại này. Loại thuốc diệt cỏ này không thể dùng trên đồng ruộng được mà chỉ dùng được ở những đám đất mới khai hoang hoặc diệt cỏ ở ven đường

Loại thuốc diệt cỏ manh tính lựa chọn lại giống như người ta có hai con mắt vậy. Nó có thể lựa chọn loài cỏ để tiêu diệt mà không ảnh hưởng gì đến cây trồng. Hình thức diệt cỏ của nó rất đa dạng, có loại chỉ độc nhất với nguyên sinh chất của cỏ dại để cả trở việc phân chia tế bào; có loại làm cho cỏ phát triển thành dị dạng; có loại ức chế hoạt động của chất dung môi hô hấp trong tế bào cây cỏ; có loại tạo nên sự phân giải nhanh chóng chất dinh dưỡng trong cơ thể cây cỏ. Ví dụ như ở trung quốc thường dùng loại thuốc diệt cỏ tư mã tâm có thể ức chế sự trao đổi chất của cỏ, làm cỏ khô đi mà chết; loại thuốc “dịch thảo long” hoặc “biến thao long” dùng cho cây bông để ức chế sự quang hợp của cỏ. Loại thuốc “24 gọt” lại chỉ chọn giết chết loài cỏ hai lá, còn với cỏ một lá hoặc cây ngũ cốc thì không ảnh hưởng gì. Loại thuốc này đã lợi dụng những đặc điểm khác nhau rất lớn về mặt hình thái giữa hai loài thực vật lá đơn và lá đôi. Lúa nước và cỏ bợ tuy cùng một loài thực vật, nhưng thuốc diệt cỏ chỉ diệt cỏ chứ không diệt cây lúa bởi trong cơ thể cây lúa có một chất dung môi thuỷ phân, nó có thể thuỷ phân chất diệt cỏ thành một chất không độc, còn trong cỏ bợ lại không có chất dung môi này nên chúng gặp thuốc là chết.

Thuốc diệt cỏ có tính lựa chọn được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp. Nói một cách hình tượng là loại thuốc này như một con “mắt lửa ngươi vàng” của tôn ngộ không, có khả năng phân biệt chuẩn xác giữa cỏ dại và cây trồng. Điều này chủ yếu là do sự khác nhau ở các mặt như hình thái, sinh lý và thời kì phát dục giữa cỏ và cây trồng tạo nên. Những sự khác nhau đó đã gây nên sức đề kháng khác nhau đối với thuốc mà đạt được hiệu quả tiêu diệt khác nhau. Đương nhiên, các loại cây trồng khác nhau phải lựa chọn các loại thuốc khác nhau

Mấy năm gần đây, mới ra đời một loại thuốc diệt cỏ được phổ biến rộng rãi có tên gọi là “thảo cam lân” chỉ giết chết cỏ dại mà không làm hại tới cây trồng. Đây thực sự là thành quả của các nhà khoa học đã vận dụng các kĩ thuật cao để cải tạo cây trồng. Họ đã thông qua một loạt các công trình nghiên cứu để đưa loại gien dung môi hợp thành của epsp kháng thảo cam lân vào trong cây thuốc lá làm cho cây có khả năng kháng lại chất thảo cam lân. Phun thuốc này lên cây thuốc lá làm xuất hiện một kì tích thật kinh ngạc: cỏ dại bị tiêu diệt sạch mà thuốc lá lại không hề gì mà còn phát triển rất khoẻ nữa

Ngoài ra, các nhà khoa học còn đưa loại gien này vào tế bào của cây hoa loa kèn cũng cho kết quả rất khả quan. Do đó, kĩ thuật này đã trở thành một phương pháp cơ bản mang tính sách lược trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ có tình lựa chọn đối với các loài cây lương thực

Ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp đã có các giống rau, cải dầu, đậu tương, bông biến đổi gien kháng lại các chất diệt cỏ đặc hiệu làm cho thuốc diệt cỏ chẳng những thực sự phân biệt được các loại cỏ dại mà còn diệt được chúng nữa

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình