Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao thuốc chống hạn lại có thể nâng cao khả năng chống hạn của cây?

Thực vật trong thời gian sinh trưởng, nếu lâu không mưa và bị khô hạn thì dưới ánh sáng nóng nực của mặt trời chúng sẽ có những biểu hiện đòi hỏi nước. Lúc này, nước chính là ‘ân nhân” cứu mạng của chúng.

Tưới nước là biện pháp chủ yếu để chống hạn cho cây. Nhưng nó lại chịu ảnh hưởng máy móc và nguồn nước. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một chất nhựa có tác dụng chống hạn - “nhựa có tính năng hút nước cao” và “nhựa tưới nước” được gọi chung là nước chống hạn.

Chất nhựa làm sao thành thuốc được đây?

Thí nghiệm cho thấy, hiệu quả hút nước của chất “nhựa có tính năng hút nước cao” rất rõ ràng, lượng nước mà nó có thể hút được gấp 5300 lần trọng lượng bản thân cúng, tức là 1 kilôgram chất nhựa này ở dạng bột có thể hút được trên 5 tấn nước.

Chúng ta biết rằng bọt biển cũng hút nước. Còn chất nhựa này tuy cũng có thể hút nước được như bọt biển, nhưng về nguyên lý hút nước và bản chất thì hoàn toàn khác nhau. Bọt biển dựa vào tác dụng của các ống mao dẫn để hút nước, còn chất nhựa này lại dựa trên áp lực thẩm thấu và lực tương tác giữa các chất điện giải cao phân tử và các phân tử nước để hút nước.

Chất nhựa này không chỉ hút nước rất tham lam mà còn có tác dụng như một kho chứa nước vậy. Đặc biệt là sau khi đã hút được nước, bản thân chúng lập tức biến thành dạng dẻo, nếu có dùng một lực ép nhất định cũng không thể làm nước bắn ra ngoài được. Nhưng nó có thể giải phóng nước một cách từ từ để giữ mức độ cân bằng lượng nước trong môi trường và rất ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ

Đặc tính này của nó rất thích hợp cho việc nó dùng làm thuốc chống hạn. ở những nơi nhiều nước lớn rồi tích trữ lại, chờ khi đất thiếu nước mới lại giải phóng dần ra. Điều này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học trung quốc cũng đã sản xuất thành công chất này và đã tiến hành thực nghiệm trên 4500 mẫu đất ở vùng tân cương đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ

Một điều thú vị là, các nhà khoa học còn nghiên cứu ra loại “nhựa tưới nước”, hiện đã đưa vào ứng dụng trong thực tế. Chất nhựa này có hai loại, một loại tan trong nước, một loại không tan trong nước. Loại tan trong nước cấu tạo như các viên thuốc, đem chúng trộn vào với đất cát sẽ tạo ra được một loại đất vừa giữ được nước, muối khoáng lại còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và chống được sâu bệnh.

Còn loại không tan trong nước trông giống như hạt đường trắng sử dụng rất tiện lợi, chỉ cần mang nó trộn lẫn hạt giống rồi mang đi gieo trồng. Tuy chúng nhỏ nhưng xin đừng xem thường, vì 1 kilôgram hạt này có thể xử lý được 1 tấn đất.

Thuốc chống hạn cho cây tuy mới được các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất, nhưng nó đã trở thành niềm mơ ước lâu đời của bà con nông dân. Vì đó là một biện pháp vừa tiết kiệm sức lại vừa tăng sản lượng cây trồng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình