Điều này là phải xét từ tổ tiên lâu đời của cây lúa mới được. Quê hương cây lúa ở vùng nước nông của miền Nam. Ở nơi đó vừa ấm áp lại vừa ẩm ướt. Ngày tháng trôi qua lâu dài, nó tập thành thói quen ưa nước.
Miệng của cây lúa là rễ, hút nước rồi sẽ giải thoát ra qua lá. Nó liên tục hút nước và cũng không phút nào ngừng nghỉ việc giải phóng nước, nên trong thân cây không hề có nước thừa thải quá nhiều.
Lúa mì cũng phải hút nước, nhưng nó khác với cây lúa. Cây lúa có năng lực chịu được nước. rễ của nó ngâm trong nước không bị chết ngộp. Lúa mì thì không thể như vậy được. Khi trong đồng có nhiều nước, nó không hít được khí trời. Thời gian dài ra, nó sẽ bị thối rữa. Còn cây lúa thì không hề hấn gì |