Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao giống lúa tạp giao phải qua ba thế hệ?

Giống lúa tạp giao mới cây mọc khoẻ, thân cây cao to, nhiều hạt, một bông có thể lên tới 400 hạt.

 nhưng muốn có được giống lúa tạp giao mới lại không phải là một chuyện dễ dàng. Muốn có được nó phải trải qua phối giống tới ba thế hệ mới đưa ra trồng đại trà trên diện rộng được.

Thế nào là phối giống ba thế hệ?

Lúa nước tạp giao phải thông qua tạp giao giữa các giống khác nhau mới có được, mà lúa nước lại là giống cây trồng tự thụ phấn thì việc tạp giao phối giống là điều khó khăn. Muốn tiến hành tạp giao giữa hai giống lúa khác nhau, trước tiên cần phải dùng biện pháp nhân tạo để loại bỏ nhị đực của lúa, sau đó dùng phấn của nhị đực của một giống khác để thụ phấn cho nó, làm như vậy mới không xuất hiện lúa tạp giao giả bằng cách tự thụ phấn. Nhưng nếu chúng ta dùng sức người để thụ phấn cho hàng vạn bông lúa thì khối lượng công việc rất lớn và thực tế không thể giải quyết được. Do đó, việc nghiên cứu để tạo ra một cây mẹ có một cá tính đặc biệt sao cho nhị đực tự nó thoái hoá đi để không tự dùng phấn của mình thụ phấn cho chính mình. Đó là điều rất quan trọng .

Để cho cây mẹ không mất khả năng di truyền nòi giống cho đời sau, người ta phải tìm cho nó hai đối tượng mà đặc điểm của hai đối tượng này lại hoàn toàn khác nhau: một đối tượng có bề ngoài giống hệt cây mẹ nhưng có đầy đủ phấn hoa, sau khi dùng phấn hoa này thụ phấn cho cây mẹ sẽ sinh ra con giống cái giống hệt cây mẹ, tức là cây mẹ có nhị đực bị thoái hoá hoàn toàn không có khả năng sinh dục nữa; một đối tượng thứ hai khác hẳn cây mẹ, thường là cây cao to hơn, phấn hoa đầy đủ, ống nhụy của hoa cái rất phát triển, dùng phấn của hoa này thụ phấn cho cây mẹ sẽ sinh ra con giống đực, mọc khoẻ hơn cả bố và mẹ chúng. Đây chính là giống lúa tạp giao mà chúng ta cần. Cây mẹ và hai đối tượng của nó, căn cứ vào đặc điểm khác nhau mà người ta đặt cho ba cái tên: cây mẹ gọi là thế hệ không phát dục, trong hai cây đối tượng thì một được gọi là thế hệ duy trì, một gọi là thế hệ phục hồi, gọi tắt là ba thế hệ.

Khi phối hợp ba thế hệ này lại, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để tạo ra được giống lúa tạp giao:  chúng ta chọn hai thửa ruộng, một thửa trồng giống lúa sinh đẻ, thửa kia trồng giống lúa ức chế sinh đẻ. ở thửa thứ nhất, ta trồng giống phát dục và giống duy trì; khi chúng ra hoa, phấn hoa của giống duy trì nhờ gió thụ phấn cho giống không phát dục, chúng sẽ kết hạt bình thường, nhưng đời sau của chúng vẫn thuộc giống không phát dục. Số này được giữ lại một phần để năm sau tiếp tục cho sinh đẻ, một phần được trồng cùng với giống hồi phục. Khi cả hai giống không phát dục và giống hồi phục cùng ra hoa, lấy phấn hoa của giống hồi phục thụ phấn cho giống không phát dục, đời sau do giống không phát dục sản sinh ra chính là giống lúa tạp giao mà ta cần. Do nhị đực va nhụy cái của hai giống này phát triển bình thường, vẫn tiến hành tự thụ phấn, giữ nguyên đặc tính cho thế hệ sau, sự sắp xếp này thật khoa học biết bao!

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình