Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Làm cách nào phòng trị rầy phấn trắng hại cây ổi

 Qua mô tả của bạn theo chúng tôi có lẽ đây là con Rầy phấn trắng (Aleurodicus dispersus) mà cả ba loại bạn đã nhìn thấy và mô tả thực ra chỉ là ba giai đoạn (trứng, rầy non và rầy trưởng thành) của con rầy phấn trắng mà thôi.

Rầy phấn trắng được coi là một loại sâu đa thực vì ngoài ổi chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái khác như: cam, quýt, xoài, chuối, sapô (hồng xiêm), đu đủ…mãng cầu xiêm, mãng cầu ta (na)… Đã có những nước phát hiện thấy chúng có mặt ở hơn một trăm loại cây trồng khác nhau.

Con trưởng thành của loài rầy này có màu trắng dài khoảng một ly rưỡi đến hai ly, nhìn từ mặt lưng thấy hình dạng cơ thể của chúng tương đối giống hình tam giác (như các bạn đã mô tả). Khác với những loài côn trùng khác là đả trứng thành tường ổ, đẻ trứng thành từng hàng, hay để trứng rời rạc từng quả…Rầy phấn trắng lại đẻ trứng theo một cái hình xoáy trôn ốc (ở mặt dưới của phiến lá) ảnh 16a,b) và được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn.

Sau khi đẻ khoảng một tuần lễ thì trứng nở ra rầy non (ấu trùng). Rầy non có 4 tuổi, chúng tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, những sợi sáp trắng này sẽ dài hơn khi rầy non ở vào tuổi cuối. Chính các tua sáp này đã tạo cho mặt dưới của lá có một lớp bông, phấn màu trắng.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung ở mặt dưới của phiến lá để chích hút nhựa lá, làm cho lá mất dần dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái ổi. Cũng giống như nhiều loại rầy, rệp khác, trong chất thải của rầy phấn trắng cũng có chứa chất đường mật, chất này là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp) phát triển làm giảm diện tích quang hợp của lá, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Trong điều kiện tự nhiên loại rầy này có khá nhiều loài thiên địch (kí sinh, ăn thịt) tấn công khống chế mật số đến mức thấp nhất ít ảnh hưởng đến năng suất, nhưng gần đây do các nhà vườn (nhất là những vườn trồng tập trung chuyên  canh) đã lạm dụng thuốc trừ sâu nên mật số thiên địch cũng đã bị giảm nhiều, vì thế muốn hạn chế tác hại của rầy trước hết bạn chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu khi thật cần thiết (vừa tránh diệt thiên địch vừa tránh ngộ độc cho người sử dụng vì trái ổi có vỏ mỏng thuốc sâu dễ xâm nhập vào bên trong trái).

Ngoài ra biện pháp vệ sinh vườn tược sạch sẽ, cắt tỉa cành lá tạo tán trước mỗi đợt xử lý cho cây ra trái tập trung để cho vườn luôn được thông thoáng cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của rầy. Khi mật số rầy cao, tác hại nhiều có thể dùng một vài thuốc trừ sâu như: Supracide; Suprathion. Sevin, Trebon, Selecron… xịt tập trung vào những chỗ có rầy bu bám. Nếu có điều kiện tưới nước cho vườn ổi bằng máy bơm nước có áp suất mạnh thì nên xịt tia xịt vòi nước vào các “ổ” của rầy để phá tan nơi “cư trú” của chúng, đồng thời cũng có tác dụng tiêu diệt và rửa trôi bớt rầy

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình