Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bao trái ổi bằng túi nilon để chống sâu bệnh gây hại

Để phòng ngừa sâu bệnh xâm nhập và gây hại trái, việc dùng bao nilon hoặc bao giấy hay bao chuyên dùng khác để bao trái cây đã được một số nước trong khu vực lân cận với chúng ta tiến hành từ lâu và đã thu được kết quả rất tốt, vài năm gần đây, một số cơ quan chuyên môn ở nước ta đã thử nghiệm dùng bao nilon hoặc bao giấy hay bao chuyên dùng khác…để bao cho một số loại trái như sầu riêng, xoài…bước đầu cũng đã cho kết quả rất tốt, không những đã hạn chế được một số loại sâu bệnh chuyên hại trên trái mà còn làm cho vỏ trái sáng, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.

Với cây ổi, cách nay vài năm chúng tôi cũng đã tiến hành một số thí nghiệm chính quy trên một vườn ổi rộng khoảng 4.000m2 ở một vùng chuyên canh cây ổi của một tỉnh thuộc ĐBSCL. Sau gần một năm thí nghiệm kết quả cho thấy những lô trái được bao túi nilon (ảnh 20) mặc dù không phải xịt thuốc trừ sâu, nhưng số trái bị hại ít hơn 2,5-4 lần so với lô không bao trái nhưng có xịt thuốc trừ sâu bình thường theo tập quán của nông dân. Và năng suất ở lô có bao trái tăng gấp 3-4 lần so với lô không báo trái. Đã thế những trái được bao cũng ít bị bệnh xâm nhập gây hại hơn, nên vỏ trái rất sáng và bóng, bán được giá cao hơn. Thu được tiền lời nhiều hơn. Vì thế chúng tôi khảng định rằng việc bao trái để phòng ngừa sâu bệnh cho trái ổi là có lợi cho chủ vườn. Các bạn nên làm nếu có điều kiện về mặt nhân lực và thời gian.

Về cách làm các bạn có thể tiến hành như sau: dùng bao Nilon có kích thước 15x20cm, lấy cây nhang đang cháy đục mỗi bao khoảng 10-15 lỗ nhỏ cỡ cây nhang (nên xếp bao lại thành một lớp dày để chỉ cần đục một lần sẽ được nhiều bao). Chờ khi ổi đậu trái được khoảng 15-20 ngày (trái lớn cỡ ngón tay cái) thì tiến hành phun xịt một đợt thuốc trừ sâu (bằng một số loại thuốc trừ sâu thông thường), chờ 3-5 ngày sau thì bao trái, bằng cách cho trái vào trong bao rồi lấy dây buộc túm miệng bao lại. Nhớ đục một số lỗ ở phía dưới7ới sát đáy bao, để nước không bị đọng lại trong bao mỗi khi có mưa hoặc tưới nước

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình