Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Bệnh đốm bồ hóng hại nhãn và cách phòng trị

Các chứng bệnh mà các bạn mô tả theo chúng tôi có lẽ là bệnh đốm bồ hóng. Bệnh này do một loại nấm có tên là Meliola commixta gây ra. Đúng như các bạn đã quan sát thấy bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những lá nhãn đã già (nhất là những lá nằm ở dưới thấp), hầu như không thấy ở lá bánh tẻ và tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy chúng xuất hiện ở những lá non.

Vết bệnh hình tròn hoặc hôi tròn, có đường kính khoảng trên dưới 3 ly, màu đen, vết bệnh càng lớn thì màu đen càng sậm hơn. Bề mặt của vết bệnh hơi gồ lên, cao hơn so vối mặt lá một chút, nhìn dưới kính lúp thì đó chính là lớp bào tử nấm rất mịn (mà các bạn đã mô tả là mịn như nhung) (ảnh 23). Do vết bệnh có màu đen như bồ hóng bếp nên người ta đã gọi nó là bệnh đốm bồ hóng. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi thì thấy mô lá ở phía dưới có màu thâm đen.

Bệnh phát triển lai rai quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn cuối vụ, khi sắp thu hoạch trái. Có lẽ do lúc này những lá ra ở đợt đầu tiên (sau khi chúng ta bẻ cành, tỉa lá, làm gốc…ở đầu vụ) đã chuyển từ giai đoạn bánh tẻ sang giai đoạn già cỗi, là giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển của bệnh. Qua quan sát thực tế vườn nhãn cho thấy, những vườn không được chăm sóc chu đáo để cây thiếu phân, thiếu nước, cằn cỗi, vườn khô hóc, những vườn ít hoặc không được cắt tỉa cành lá hàng năm khiến cho cây rậm rạp, kết hợp vườn lại có nhiều cỏ dại…làm cho vườn nhãn bít bùng không thông thoáng, là những vườn thường bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Không nên trồng quá dày, tạo cho vườn luôn thông thoáng và cây có điều kiện được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn.

- Sau khi thu hoạch, cùng với việc làm gốc, bẻ cành, bón phân, tưới nước…để cây ra hoa kết trái, cần tỉa bỏ bớt những lá già, nhất là những lá đã bị bệnh, những lá ở dưới thấp. Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, khô chết, những cành già ở bên trong tán cây không có khả năng cho trái, dọn sạch vườn để vườn nhãn thông thoáng.

- Chăm sóc vườn nhãn chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây luôn sinh trưởng và phát triển xanh tốt. Đây là biện pháp hết sức quan trọng, thường mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh rất cao.

- Để hạn chế bệnh các bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP hoặc BTN; Viben-C 50BTN; Score 250EC…nhớ xịt ướt đều cả mặt dưới của lá. Khi trái nhãn sắp thu hoạch cần đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. Cách sử dụng có thể tham khảo trên nhãn thuốc.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình