Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Sâu đục trái nhãn và cách phòng trị

Sâu đục trái nhãn có đến vài loài, nhưng qua mô tả của bạn, kết hợp với những gì hiểu biết được về sâu bệnh hại cây nhãn trong vài năm gần đây, chúng tôi cho rằng có thể đây là loại sâu đục trái Conogethes punctiferalis. Loài sâu này gây hại khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là vào mùa khô.

Con trưởng thành là một loại bướm có chiều dài thân khoảng 1,2 cm, sải cánh rộng khoảng 2,5 cm, màu nâu vàng rơm. Trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Mỗi con cái có thể đẻ khoảng 20-20 trứng, trên vỏ trái nhãn, trứng có hình bầu dục dài khoảng 2-2,5mm, màu trắng sữa hoặc vàng lợt. Sau khi đẻ khoảng 5 ngày trứng nở ra sâu non.

Sâu non có màu hồng lợt, đầu màu nâu đen, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen, đẫy sức sâu dài khoảng 2 cm.

Sâu gây hại từ khi trái còn non cho đến khi sắp thu hoạch. Khi trái còn nhỏ sâu nhả tơ kết dính các trái lại ăn phá bên trong làm cho trái bị rụng. Khi trái lớn sâu đục lỗ chui vào bên trong ăn rỗng cả phần hột (trong khi phần cơm trái vẫn còn) (ảnh 28b), sâu thải những cục phân nhỏ li ti như hạt cải màu nâu đen ngay trong trái hoặc ra bên ngoài rồi kết dính lại với nhau thành từng đám ở xung quanh lỗ đục (như các bạn đã nhìn thấy) (ảnh 28a).

Khi đẫy sức sâu có thể hoá nhộng ngay bên trong phần hột đã đục hoặc chui ra ngoài kết tơ dính phân thành một lớp kén mỏng rồi hoá nhộng trong kén ngay trên cuống trái. Nhộng có màu vàng nâu hoặc nâu đen (khi sắp vũ hoá).

Qua quan sát thực tế vườn cây cho thấy những vườn nhãn bị cỏ rơi không được chăm sóc cho đáo, những giống nhãn có chùm trái đóng xít nhau…thường bị sâu gây hại nhiều hơn. Nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời, sẽ bị thất thu rất lớn. Ở Tiền Giang, Đồng Tháp đã có những vườn thất thu đế sáu, bảy chục phần trăm cũng vì con sâu này. Ngoài nhãn sâu còn gây hại cho cả ổi, chôm chôm, sầu riêng…

Để hạn chế tác hại của sâu. các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Ở những vùng trồng tập trung chuyên canh nên vận động nhiều chủ vườn cùng xử lý cho nhãn ra trái tập trung thành từng đợt, để hạn chế nguồn thức ăn lai rai liên tục trên vườn cây.

- Nếu chùm trái thập, sỗ nhãn không nhiều có thể thu gom những trái bị sâu hại đem tiêu huỷ, diệt sâu nhộng bên trong để hạn chế mật độ sâu tại chỗ và ở các vụ nhãn sau.

- Khi trong vườn có khoảng 10% số trái bị hại hoặc những vườn thường bị sâu gây hại hàng năm, khi nhãn vừa tượng trái nên xịt một đợt thuốc bằng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Bian 40EC; Sherpa 10EC hoặc 25EC; Visher 25EC; Padan 90SP; Ofatox 50EC; Selecron 500ND; Decis 2,5EC…Sau đó khoảng 10-15 ngày phun tiếp 2 lần. Nếu sâu vẫn cón có thể phun thêm một vài lần nữa, nhưng nhớ phải ngưng xịt thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 2 tuần để không gây độc hại cho người ăn.

- Có thể bao chùm trái bằng Nolon, bai giấy, bao lá dừa, hoặc các loại bao chuyên dùng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình