Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Phải làm gì với nhện đỏ hại đu đủ

Qua mô tả của các bạn kết hợp với tình hình thực tế của các vườn đu đủ ở Tiền Giang trong những năm vừa qua theo chúng tôi có lẽ vườn cây đu đủ của nhà bạn đã bị con nhện đỏ gây hại.

Theo các nhà chuyên môn thì trên cây đu đủ có đến 3 loài nhện đỏ gây hại, nhưng phổ biến nhất vẫn là loài Tetranychus sp. Chúng có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện. Con trưởng thành để trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, qua kính lúp hoặc qua kính lão có độ phóng đại l71n sẽ thấy trứng hình tròn, lúc mới để có màu trắng hồng, sau đó trở nên hồng. Sai khi đẻ khoảng 4-5 ngày thì trứng nở ra ấu trùng (nhện non). Ấu trùng có màu xanh lợt (lúc mới nở chỉ có 6 chân, từ tuổi 2 trở đi cho đến khi trưởng thành chúng có 8 chân), khi lớn chuyển dần sang màu nâu đỏ. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ, Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ từng đám cỡ móng tay hay đồng xu…(do lá bị mất diệp lục). Nếu gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, mật độ có thể lên đến hàng trăm có khi hng ngàn con trên một lá, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khơ, rách te tua, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng (ảnh 34a, 34b, 34c, 34d, 34e). Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn cho nh vườn. Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian  bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích luỹ mật số rất nhanh vì thế vào những thời gian có điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhện các bạn cần hết sức chú ý theo dõi để có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Muốn hạn chế tác hại của nhện các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Không nên trồng đu đủ quá dày để vườn luôn được thông thoáng.

- Mạnh dạn cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu huỷ để diệt nhện.

- Có thể dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trơi bớt nhện.

- Kiểm tra vườn đu đủ thường xuyên nếu thấy lá đu đủ chớm có những triệu chứng bị nhện đỏ gây hại như đã mô tả ở phần trên cần kiểm tra kỹ nhện bằng cách dùng kính lúp hay kính lão có độ phóng đại lớn để soi tìm nhện ở mặt dưới của lá. Nếu không có hai dụng cụ trên có thể kiểm tra gián tiếp bằng cách đặt ngửa lá nghi có nhện lên trên một tờ giấy trắng, sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ phía mặt trên của lá, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu xanh lợt, màu hồng hay đỏ thò lá đó đang bị nhện gây hại, những chấm này càng nhiều chứng tỏ mật độ nhện càng cao. Do nhện đó có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. về thuốc chúng ta có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. về thuốc chúng ta có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Danitol 10EC, Comite 73 EC, Ortus 5SC, Pegasus 500EC, Cascade 5EC, Nissorun 5EC, DC-Tron Plus (C24) (nồng độ 0,5%)…(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Nhớ xịt ướt đều mặt dưới của lá. Sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung phân để cây nhanh chóng phục hồi. Lưu ý đu đủ là cây dễ bị cháy lá bới các loại thuốc nhũ dầu vì thế không nên pha thuốc quá đặc và nên xịt thuốc vào buổi chiều khi trời đã dịu nắng. Chúc các bạn thành công

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình