Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh chùn đọt chuối

Do các bạn đã mô tả rất kỹ nên chúng tôi có thể xác định hiện tượng gây ra trên cây chuối ở chỗ các bạn là triệu chứng của bệnh Chùn đọt chuối, còn gọi là bệnh xoan lá, bệnh chuối đực, bệnh đuôi gà, bệnh chuối dụt, bệnh xẹ…Đây là một loại bệnh khá nguy hiểm trên cây chuối, bệnh này gây hại chủ yếu trên cây chuối già (miền Bắc kêu là chuối tiêu). Những vừa bị hại nặng có khi có đến vài chục phần trăm số cây bị bệnh, gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.

Bệnh do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra. Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác thông qua một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh. Bệnh phát sinh quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao. Qua quan sát  thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây…thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và bị giòn rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu xanh sậm (ảnh 45a, 45b, 45c). Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trỗ sẽ không thoát, hoặc nếu có trỗ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trỗ ra ngang thân.

Đây là một loại bệnh do Virus gây ra nên một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì không thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh các bạn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính. sau đây là một số biện pháp cơ bản.

- Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau.

- thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay cả cây, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu huỷ để tránh lây lan sang cây khác.

- Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập.

- Thường xuyên vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa bớt những cây con nếu thấy vườn quá dày…để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa.

- Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất. Sau khi trồng vài năm nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối.

- Khi phát hiện có rệp nên dùng một số loại thuốc như Bi58, Supracide, Suprathion, Mospilan, DC-Tron Plus 98,8EC,…để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh đi truyền cho cây. Về cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.

- Chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt có sức chống đỡ với bệnh.

- Nếu vườn của các bạn đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên thay bằng giống chuối xiêm (còn gọi là chuối tây, chuối kinh gay chuối bom…) là những giống ít bị bệnh thay cho giống chuối gi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình