Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh PANAMA hại chuối

Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng, có thể cây chuối chỗ các bạn đã mắc bệnh héo rũ PANAMA do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Đây là một bệnh khá nguy hiểm trên ây chuối, nhất là vào mùa mưa có điều kiện thời tiết rất phù hợp cho bệnh.

Ban đầu bệnh xuất hiện trên những lá già ở phía dưới, biểu hiện của bệnh là lá bị vàng dần từ bìa lá trở vào gân chính, sau đó lan dần lên các lá phía trên (ảnh 44a). Đồng thời với quá trình này thì cuống lá bị gãy gập xuống, rồi cả phiến lá bị chết khô (ảnh 44b). Lúc đầu vẫn còn một số lá  phía trên ngọn sống sót, mọc thẳng, nhưng đã chuyển sang màu xanh lạt hơi vàng hoặc bị méo mó và cuối cùng cũng bị héo úa, gãy gập và bị chết khô như các lá phía dưới. Sau khi lá bị chết, tuy cây chưa bị thối, bị đổ ngã nhưng các bẹ lá phía ngoài đã bị nứt, sau này cả cây bị thối, khô và gãy gập xuống. Những cây con mới ra chưa có biểu hiện bị bệnh ngay, nhưng về sau lá cũng bị vàng dần héo rụi và chết dần, khiến cho cả bụi chuối bị chết khô, nhìn xơ xác, xấu bẩn. nếu cây bị bệnh sớm thì cây có thể bị chết hoặc không cho buồng, nhưng nếu bị bệnh tấn công trễ (khi cây đã trưởng thành) thì vẫn cho  buồng nhưng trái nhỏ.

Có lẽ do các bạn chưa biết hoặc chưa quan sát kỹ chứ thực ra với những cây đã bị bệnh khi chẻ dọc thân cây bệnh các bạn sẽ thấy chúng có mùi hôi, các bẹ phía ngoài có sọc màu nâu, các bẹ non bên trong có sạc màu vàng (ảnh 44c, 44d). Cắt củ chuối ra các bạn sẽ thấy các bó mạch bị hư tạo thành các đốm vàng, đỏ nâu.

Nếm gây bệnh có thể tồn tại trong đất và trong tàn dư của cây bị bệnh. bệnh lây lan chủ yếu qua cây con làm giống, đất có mang sẵn mầm bệnh, qua nước tưới, dụng cụ làm đất có mang sẵn mầm bệnh. Bệnh xâm nhập vào trong cây qua chóp rễ con hay qua các vết thương cơ giới do tuyến trùng hoặc các nguyên nhân khác gây ra ở rễ.

Qua quan sát thực tế vườn cây chúng tôi thấy bệnh thường gây hại nhiều trên các giống chuối xiêm, chuối già hương, còn các giống chuối khác bị bệnh ít hơn. Vào mùa mưa bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều hơn trong mùa khô. Những vườn đất trũng, ẩm thấp, những vườn có khả năng đầu tư thâm canh cao, bón nhiều phân (nhất là phân đạm), những vườn đất bị phèn…cũng thường bị bệnh gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế bệnh các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều bện pháp ngay từ khi mới lập vườn. Cụ thể là:

- Lên liếp cao, hình mai rùa để thoát nước tốt mỗi khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo. Những vườn nằm ở chỗ trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương.

- Tuyệt đối không được lấy cây con ở những bụi chuối , vườn chuối đã bị bệnh làm giống cho vụ sau.

- Những vườn hay bị bệnh, những vườn thường bị ẩm ướt không nên trồng những giống dễ bị nhiễm bệnh như giống chuối xiêm, chuối già hương.

- Không nên bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giua74 đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân chuồng được ủ mục, bón thêm vôi bột để nâng cao độ pH cho những vườn đất bị chua phèn.

- Có thể dùng một vài loại thuốc như Ridomil, Benomyl, Rovral,..pha nồng độ 0,1-0,2% tưới vào gốc trước khi bứng cây con làm giống và nhúng  gốc cây giống trước khi trồng.

- Trong quá trình chăm sóc cố gắng đừng làm đứt rễ chuối. Vài tháng một lần rải thuốc Furadan hoặc Basudin hột vào xung quanh gốc chuối để diệt tuyến trùng, hạn chế vết thương cơ giới do tuyến trùng gây ra, từ đó hạn chế bớt “cửa ngõ” xâm nhập của nấm bệnh vào trong cây.

- Khi cây đã bị bệnh phải chặt bỏ cả cây, bứng bỏ cả gốc đem ra khỏi vườn tiêu huỷ, sau đó rải vôi bột hoặc tưới dung dịch của những loại thuốc nước vừa nêu trên để khử trùng trước khi trồng chuối trở lại.

 Với những vườn  đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn còn nhiều, nên luân canh với những loại cây trồng khác trong vài năm.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình