Đăng nhập
TRANG CHỦ
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
. Xin hỏi về triệu chứng và tác hại của việc bón thừa phân đạm cho lúa Hè Thu và biện pháp phòng và khắc phục như thế nào?
Đối với vụ Hè Thu (HT), tổng lượng phân đạm khuyến cáo cho cả vụ là khoảng 80kg N/ha (quy ra khoảng 174kg urê/ha). Tuy nhiên, tùy theo tình hình phát triển và điều kiện đồng ruộng cụ thể, một số bà con thường bón thêm đợt phụ để đón đòng, bón rước hạt… bằng phân đạm hoặc phân bón lá. Việc này dễ dẫn đến thừa phân đạm và sẽ gây ra nhiều tác hại. Triệu chứng: Nếu thừa phân đạm, cây lúa có màu xanh đậm. Cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung. Thân cây lúa thường yếu, có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và dễ bị thất thoát nếu ngập nước trong vụ HT; dễ nhiễm các bệnh như cháy bìa lá, đốm vằn, đạo ôn và sâu hại, nhất là sâu cuốn lá giai đoạn sau trổ bông. Ruộng lúa cũng có thể xanh không đồng đều do bón phân đạm không đều. Cần phân biệt những triệu chứng tương tự như thừa phân đạm: nếu cây lúa thiếu lân, lá lúa cũng có màu xanh đen, có thể nhầm với bón thừa phân đạm, nhưng cây lúa thiếu lân đẻ chồi kém hơn và phát triển kém hơn (cây lùn). Do đó, nông dân hoặc cán bộ kỹ thuật cần xác định ruộng đã bón mức đạm cao hay thấp để đối chiếu. Tác hại: Do cây lúa thường mọc um tùm nên hấp dẫn sâu bệnh tấn công, cây lúa dễ bị đổ ngã vào giai đoạn trổ bông và hình thành hạt. Do vậy, nông dân phải mất thêm chi phí về công lao động và thuốc BVTV để phòng trừ. Khi lúa đổ làm giảm năng suất và tăng tỷ lệ hạt lép, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm. Có khi còn dư lượng nitrat trên hạt nên gạo không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước. Biện pháp phòng và khắc phục: Chỉ bón phân theo liều khuyến cáo các giai đoạn cây lúa cần. Trung bình cân bằng khoảng 20kg đạm nguyên chất (N) cho mỗi tấn hạt lúa sản xuất được (khoảng 43,5kg urê). Cán bộ khuyến nông cần hướng dẫn và thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng làm cho nông dân hiểu đã có sẵn bao nhiêu lượng đạm được cung cấp từ đất và các nguồn khác như nước, vi sinh vật và cây trồng luân canh (nếu có). Từ đó, chỉ áp dụng bổ sung phân đạm nhằm đạt được năng suất mục tiêu. Trong khi chưa thể đáp ứng những hiểu biết này, công cụ đơn giản để giúp nông dân cân bằng phân đạm trong cây lúa, tránh bón thừa đạm là áp dụng “Bảng so màu lá lúa” với các thang màu hướng dẫn nông dân bằng trực quan khi đối chiếu màu lá lúa với các thang màu, thiếu, đủ, thừa đạm để áp dụng phân bón thích hợp.
Nguồn:
Thư Viện
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình