Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nên phòng trị ruồi đục trái táo như thế nào

Trên trái táo thường có hai loại côn trùng đục vào gây hại ở bên trong, đó là sâu đục trái và ruồi (dòi) đục trái. Nhưng qua mô tả của bạn, chúng tôi cho rằng cái con sâu đang gây hại cho trái táo nhà bạn là con ruồi đục trái.

Chúng có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, thuộc họ Ruồi đục trái cây (Trypetidae) bộ Hai cánh (Diptera). Về mặt gây hại Ruồi đục trái có thể xấp thứ hai sau sâu đục trái, chúng thường gây hại nhiều cho vườn táo vào mùa mưa. Qua những lần đi tham quan vùng trồng táo chuyên canh ở Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), chúng tôi đã có dịp quan sát thấy có những vườn táo bị ruồi đục trái gây hại rất trầm trọng, tỷ lê trái bị ruồi gây hại có những vườn lên đến bảy, tám chục phần trăm, gây thất thu rất nhiều cho nhà vườn.

Ruồi trưởng thanh nhìn nhỏ hơn ruồi nhà một chút, bề ngoài chúng có vẻ giống con ong hơn là con ruồi nhà (ảnh 47a, 47b). Con cái dùng râu để chọn những trái táo sắp chín rồi dùng ống đẻ trứng chích vỏ trái đẻ trứng thành từng ổ 5-10 quả vào bên trong thịt trái. vết chích rất nhỏ nên rất khó phát hiện. Đúng như nhận xét của bạn ruồi đục trái thường gây hại từ khi trái sắp già sắp chín trở đi. Trứng ruồi rất nhỏ, màu trắng. Con ấu trùng (con dòi) có màu trắng ngà và không có chân (rất dễ phân biệt với màu sâu non của sâu đục trái, có màu hồng tím hay màu hồng, đầu màu nêu đen). Sau khi nở dòi đục ăn phần thịt trái xung quanh chỗ ổ trứng, càng lớn dòi càng đục sâu vào giữa trái làm phần này bị thối và loang dần ra xung quanh, có thể bắt gặp nhiều con dòi sinh sống và gây hại trong cùng một trái táo. Khi đẫy sức sâu bò ra ngoài rồi chui xuống đất để hoá nhộng.

Để hạn chế tác hại của ruồi bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây.

- Thu gom những trái bị rụng, những trái bị dòi đem tiêu huỷ hoặc đem chôn, để hạn chế mật độ ruồi ở các lứa sau.

- Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh…để vườn luôn được sạch sẽ và thông thoáng.

- Có thể rải Basudin 10H, Vibasu 5H/10H; Padan 4G/10G, Regent 0,2G/0,3G…xuống xung quanh gốc táo để diệt nhộng đang nằm dưới đất. Dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực sẽ có tác dụng hạn chế tác hại của dòi rất lớn, biện pháp này nếu vận động được nhiều bà con trên một vùng rộng lớn thì mới có kết quả cao.

Không nên dùng thuốc hoá học phun trực tiếp lên trái táo khi trái táo sắp được thu hoạch vì rất dễ gây ngộ độc cho người ăn, nếu chưa đến thời lỳ thu hoạch mà bắt buộc phải sử dụng thì nạn phải hết sức chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình