Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Làm cách nào để phòng trị sâu đục trái táo

Táo của nhà các bạn mới trồng được năm năm thì đâu có gì là nhiều tuổi, táo nhà người ta trồng đã 10 năm vẫn còn cho năng suất cao cơ mà, thực ra táo nhà bạn mới bước vào giai đoạn khai thác tốt nhất, cho trái ổn định và sung sức. Thời gian gần đây thường bị sâu bệnh phá hại nhiều so với thời gian đầu mới trồng là do có lẽ chỗ bạn ít trồng táo nên những loại sâu bệnh chuyên gây hại  cho cây táo đã không có sẵn và cũng ít so với những nơi trồng táo chuyên canh nhiều năm, sau khi trồng một vài năm, do có sẵn thức ăn những loại sâu bệnh này mới có điều kiện để sinh sôi nảy nở ra “con đàn cháu đống” cho nên càng về sau vườn táo nhà bạn càng bị nhiều sâu bệnh gây hại hơn hồi mới trồng, chứ không phải là do cây táo đã nhiều tuổi đâu.

Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về đặc điểm của con sâu này. và cách phòng trị chúng: con trưởng thành của loài sâu này là một loài bướm nhỏ màu nâu, sải cánh rộng khoảng 20-25mm. Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống của những trái táo còn non. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hột và phần thịt trái gần xung quanh hột. Chỗ vết đục trên vỏ trái hơi nổi u, muốn biết đó có phải là đường đục hay không chỉ cần lấy dao mỏng gọt nhẹ lớp vỏ sẽ thấy có đường đục màu nâu tối bên trong. Ngoài những lỗ đục nhỏ như vậy còn có thể gặp những lỗ đục lớn như đầu chân nhang, do những con sâu đã lớn tuổi chui ra từ trái khác đục chui vào. Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngoài. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang màu nâu (ảnh 48b, 48c, 48d).

Bổ đôi những trái bị hại sẽ thấy có những con sâu non nằm bên trong (có những trái có đến bốn, năm con). Sâu non có màu hồng hoặc màu hồng tím (nên ở Đồng Tháp có nơi bà con gọi là sâu hồng), đầu nhỏ màu nâu đen (ảnh 48a). Sâu gây hại từ khi trái còn non cho đến khi thu hoạch. Khi đẫy sức sâu lớn cỡ đầu chân nhang, chui ra ngoài để làm nhộng trong những lá khô xung quanh. Ngoài táo còn thấy sâu gây hại cho cả trái ổi, mận. Để hạn chế tác hại của sâu bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, chứ không thể có một biện pháp nào hữu hiệu nhất như bạn đề nghị. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Nên thu hoạch trái sớm hơn bình thường, không nên “treo” trái chín quá lâu trên cây.

- Thường xuyên thu gom rồi tiêu huỷ những trái bị sâu gây hại đang còn ở trên cây hay đã rụng xuống đất, để tiêu diệt sâu bên trong. Nếu làm tốt việc này sẽ có tác dụng hạn chế mật độ sâu ở các lứa sau rất tốt.

- Thường xuyên tỉa bỏ những cành già không còn khả n8ang cho trái, cành tăm nằm khuất bên trong tán lá…vệ sinh vườn tược sạch sẽ để vườn luôn được thông thoáng.

- Nếu vườn của bạn thường bị sâu gây hại nhiều thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Regent 820 WC; Fasrtac 5EC; Sherpa 10 EC…xịt vào các đợt cây ra trái non. Trước khi xịt bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì. Và tuyệt đối phải bảo đảm thời gian cách ly của thuốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình