Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh thối nhũn hại cây Thanh Long và cách phòng trị

Hiện tượng nhánh thanh long bị thối mà bạn đã mô tả chúng tôi cũng đã gặp ở những vườn thanh long khác, nhất là vào mùa mưa hoặc vào những thời gian có sương mù nhiều trong năm. Đây là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Loài vi khuẩn này xâm nhập vào trong cây thông qua các vết thương cơ giới trên cây như vết cắn phá của một số loài kiến, sâu hại, vết thương do nhà vườn, những vết thương do cắt tỉa nhánh hàng năm, vết xây xát do các nhánh cọ quệt vào nhau, vết gãy nứt tự nhiên của những nhánh do mang quá nhiều trái nặng kéo xuống…

Sau khi xâm nhập vào bên trong cây vi khuẩn bắt đầu gây hại, nhân nhanh số lượng và lan rộng dần ra xung quanh, làm cho phần mô mềm của nhánh đang từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng, mọng nước ( úng nước) và thối rữa ra (ảnh 51a), đến lúc này chúng có mùi hôi rất khó ngửi (gần giống như mùi hôi thối của bệnh vi khuẩn gây thối nhũn trên cây bắp cải, trên cây hành, trên cay rau tần ô…) Cứ thế vết bệnh tiếp tục kéo dài lên phía trên và cả xuống phí dưới vị trí bị xâm nhiễm. Nếu không phun xịt thuốc kịp thời, lại gặp điều kiện thời tiết mưa. ẩm bệnh có thể huỷ hoại hoàn toàn phần mô mềm của nhánh đó, sau đó phần mô mềm bị chết khô đi, chỉ còn lại phần “lõi gỗ” bên trong của nhánh, “lõi gỗ” này sẽ khô dần rồi mục gãy (ảnh 51b). Những cây bị hại nặng sẽ cho năng suất rất thấp do cho trái ít, trái nhỏ. Nếu bị hại nặng nhìn vườn thanh long thấy xơ xác và có thể không cho thu hoạch trái.

Để hạn chế tác hại của bệnh đến mức thấp nhất, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Phải thiết kế liếp trồng hình mai rùa và có xẻ rãnh thoát nước để vườn không bị đọng nước, ẩm ướt trong mùa mưa.

- Không lấy nhánh ở những cây đã bị bệnh để làm giống cho vườn khác.

- Khi tỉa nhánh để làm giống nên hạn chế việc cắt ngang ở chỗ phần mềm của nhánh, nên chọn chỗ tóp nhỏ lại của nhánh để cắt. Sau khi cắt không được đem giâm trồng ngay mà nên lấy vôi bôi vào chỗ vết cắt, sau đó chờ cho chỗ vết cắt khô nhựa rồi mới đem trồng.

- Không nên khoảng cách quá dày, để tạo cho vườn luôn thông thoáng.

- Khi cây thanh long chưa giao tán, không nên trồng xen để “lấy ngắn nuôi dài” bằng một số loại cây thường hay bị loại bệnh này gây hại như cây bắp cải, cây tần ô, cây hành…

- Trong quá trình chăm sóc vườn hàng ngày cố gắng hạn chế việc tạo ra những vết thương cơ giới cho cây.

- Nếu thấy có nhiều kiến trên cây hoặc dưới gốc cần phun thuốc diệt kiến trên cây ( bằng những loại thuốc trừ sâu thông thường) hoặc dùng một số loại thuốc hột như Basudin, Furadan, Regent, Padan…rải xuống xung quanh gốc để tiêu diệt và xua đuổi kiến. Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục…xung quanh gốc thanh long để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

- Nếu vườn thường bị bệnh hại nặng, sau mỗi lần tỉa nhánh nên dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt, không nên cắt tỉa nhánh vào những ngày trời có mưa.

- Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ cỏ dại trong vườn, cắt tỉa bỏ những nhánh già thòng xuống dưới giàn không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

- Nếu nhánh đã bị bệnh gây hại nặng nên cắt bỏ nhánh rồi dùng vôi bôi lên vết cắt. vào mùa thường bị bệnh gây hại nên phun xịt thuốc định kỳ khoảng 10 ngày một lần bằng một vài loại thuốc như : Starner 20WP; New Kasuran 16,6BTN; Canthomil 47WP; BL.Kanamin 47WP

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình