Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bọ xít xanh hại Cam quýt và cách phòng trị

Những con bọ xít mà các bạn mô tả theo chúng tôi có thể là con bọ xít xanh (có người gọi là bọ xít cam, hay con bù hút cam) chúng có tên là Rhynchocoris humeralis, chúng chuyên hại trên trái của cây cam quýt. Cả hai con mà các bạn mô tả thựcra chỉ là một loài nhưng ở hai tuổi khác nhau, con lớn có màu xanh lá cây là con ở tuổi trưởng thành, còn những con nhỏ là những con đang ở tuổi ấu trùng.

Con trưởng thành có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 2cm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa  hình răng cưa, kim chích dài đến cuối bụng. Bọ trưởng thành thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn lấp dưới tán lá.

Con cái đẻ trứng thành từng ổ (khoảng 10-15 quả/một ổ) ở trên vỏ trái hoặc trên những lá nằm gần với trái. Trứng hình tròn, khi mới đẻ trứng có màu trắng trong, sau đó chuyển dần sang màu vàng  nhạt, khi sắp nở có màu đen ở phần đầu. Sau đẻ khoảng sáu, bảy ngày thì trứng nở.

Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2-3mm và thường sống tập trung xung quanh ổ trứng sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái, cơ thể của ấu trùng có hình bầu dục màu nâu vàng hoặc màu xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, màu đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục.

Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. nếu trái còn nhỏ đã bị  bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm, nếu trái đã lớn mới bị bọ gây hại thì trái dễ bị thối rồi rụng. Một con bọ xít có thể chích hút gây hại cho nhiều trái. Chúng thường xuất hiện và gây hại ở những vườn rậm rạp, cành lá um tùm, những vườn cam quýt đã già có nhiều bóng mát (nhất là ở giai đoạn trái còn non…) nhiều hơn những vườn khác. Nếu mật số bọ xít  cao, khi đi vào vườn ta có thể ngửi thấy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Để hạn chế tác hại của bọ xít các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không nên trồng quá dày, thường xuyên cắt bỏ các cành già, cành bị sâu bệnh, cành tược…để vườn luôn được thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ và tác hại của chúng.

- Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít.

- Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát, thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu huỷ.

- Ở những vườn thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng hàng năm thì từ khi tượng trái trở đi (hoặc ở những vườn có mật số bọ xít cao khoảng 3-4 con/100 trái) nên sử dụng một số loại thuốc như: Bassa 50EC (hoặc Bassan 50EC, Basatigi 50EC, Hoppercin 50EC, Vibasa 50EC,…), sherpa 10EC/25EC (hoặc Cyoer25EC, Visher 25ND, Cyoeran 50EC/10EC/25EC,,,), Fastac 5EC (hoặc Vifast 5ND, Visca 5EC…)… để phun xịt. trước khi sử dụng các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc. Sau khi xịt khoảng một tuần  nếu thấy vẫn còn bọ xít thì nên xịt thêm một đến hai lần nữa

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình