Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Bệnh loét hại cây bưởi và cách phòng trừ

Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng có lẽ cây bưởi ở chỗ các bạn đã bị bệnh loét, bệnh này do vi khuẩn xanthomonas xampestic pv. citri gây ra. Ngoài cây bưởi bệnh còn gây hại cho những cây thuộc nhón cây có múi như cam. quýt chanh , nhất là  trên cây chanh. Nếu nói rằng tại trồng giống bưởi long nên mới bị mắc bệnh này thì không đúng đâu. Đúng như bạn da94 nói trong thư, vào các tháng màu mưa do thời tiết  có ẩm độ cao phù hợp với bệnh nên bệnh thường phát triển và gây hại nhiều hơn. Bệnh thường tấn công gây hại trên các bộ phận non của cây như lá non, cành non và cả trên vỏ của trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trong cây qua các khí khổng hoặc những vết thương cơ giới do cắt tỉa hoặc do côn trùng chích hút ( nhất là những đường gặm do sâu vẽ bùa trên lá gây ra). Khi đã xâm nhập được vào bên trong cây vi khuẩn sản sinh rất nhanh trong các tổ chức mô cây, lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, rồi chuyển dần sang màu vàng nâu, sau đó do tác d8động sinh hoá làm cho tế bào của cây bưởi phân chia rối loạn tạo thành các vết loét sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non…(như các bạn đã quan sát thất), xung quanh vết bệnh có quầng vàng (ảnh 73a, 73b). Nếu bị hại nặng bệnh có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Đây là một bệnh nguy hiểm trên cây có múi, nên nhiều nước đã coi đây là một đối tượng thuộc diện kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống và trái thương phẩm.

Khi cây đã bị bệnh thì rất khó chữa tri, vì thế để hạn chế tác hại của bệnh các bạn cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Không trồng cây con đã bị nhiễm bệnh

- Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa để hạn chế ẩm độ trong vườn.

- Không nên trồng quá dày, để  vườn thông thoáng.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, nên bón thêm phân hữu cơ đã hoại mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêm phân kali.

- thường xuyên vệ sinh vườn bưởi bằng cách cắt bỏ và thu gom những cành lá trái đã bị bệnh còn ở trên cây (hoặc đã rụng xuống đất) đem tiêu huỷ. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có hiệu quả phòng ngừa rất cao.

- Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của loại sâu này (chú ý các đợt cây ra đọt, lá non).

- Khi cây đã bị bệnh tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.

- Ở những vườn thường bị bệnh gây hại cần dùng một trong những loại thuốc như; copper-B 75WP, copper-zine 85WP, tilt super 300ec, champion 77WP, vidoc 80BTN, starner 20WP, coc 85WP, kocide 61,4DF, kasuran 47WP…để phun xịt vào lúc cây đang phá triển lá non. Đến khi cây đậu trái thì định kỳ 2 tuần phun một lần cho đến khi trái già chín. Với những vườn đang bị hại nhiều có thể dùng một trong vài loại thuốc như: kasuran 47WP, kasumin 2L…để phun trị bệnh. Liều lượng và cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên vỏ bao bì

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình