Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Nên phòng trừ rệp sáp giả hại cây nhãn như thế nào

Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng cây nhãn của nhà các bạn đã bị rệp sáp gây hại. Theo các nhà chuyên môn thì trên cây nhãn có ít nhất 4 loại rệp sáp tỉa, chúng thuốc họ pseudococcidae. Chắc là các bạn chưa quan sát kỹ hoặc chưa mô tả hết, chứ thực ra với con rệp sáp giả còn có hai hiện tượng nữa đi kèm đó là: tại xung quanh chỗ có những con rệp này đeo bám thường hay thấy có kiến lửa, kiến hôi, hay kiến cao cẳng bò qua bò lại, vì những loài kiến này sống cộng sinh với rệp. Hai là ỡ những chỗ đó thường có phủ một lớp màu đen như bồ hóng do nấm capnodium sp phát triển trên những chất đường mật còn dư trong chất  bài tiết (phân) do con rệp thải ra, gọi là bệnh bồ hóng.

Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều chích hút nhựa ở những bộ phận mà chúng đeo bám làm cho đọt non, lá non quắt lại không phát triển được, bông và trái non có thể bị rụng hoặc bị còi cọc chậm lớn (ảnh 77). Những trái bị chúng gây hại nếu không rụng thì ăn cũng rất lạt. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời, để chúng tích luỹ với mật số cao, gây hại nặng sẽ gây thất thu rất nghiêm trọng cho nhà vườn (đặc biệt là vào mùa khô).

Ngoài gây hại trực tiếp trong quá trình sống chất thải của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi rường thuận lợi cho bệnh nấm bồ hóng phát triển, phủ đen cả bề mặt lá, ảnh hưởng đến quá trình quang tổng hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây. Phân của chúng tiết ra còn quyến rũ một số loài kiến sống cộng sinh. Vì thế khi thấy trên cây có nhiều kiến  những nhà vườn có kinh nghiệm biết ngay rằng trên cây đang có nhiều rệp sáp gây hại và họ mang thuốc ra xịt.

Muốn phòng trừ rệp có hiệu quả các bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Sau khi thu hoạch trái, kết hợp với việc làm gốc xử lý cho cây ra hoa trái tập trung, các bạn nhớ vệ sinh vườn nhãn bằng cách cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái, cành già, lá già…để vườn cây luôn thông thoáng. Những bộ phận đã bị rệp gây hại nặng khó có khả năng hồi phục nên mạnh dạn cắt bỏ đem tiêu  huỷ hạn chế bớt mật số rệp tại chỗ và rệp ở các vụ sau.

- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ xung quanh gốc để phá vỡ nơi “cư trú” của một số loài kiến thường cộng sinh với rệp, đồng thời rải thuốc basudin, regent, padan…hột xung quanh gốc nhãn để tiêu diệt kiến, hạn chế việc kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.

- thường xuyên kiểm tra vườn nhãn để phát hiện và diệt trừ rệp kịp thời (nhất là vào các đợt ra đọt non, lá non, ra bông trái non). Khi phát hiện có nhiều rệp có thể dùng một trong các loại thuốc như: applaud 10WP; butyl 10WP; supracide 40ec/ND; bitox 40ec/50ec; Dầu khoáng DC-Tron plus 98,8ec..phun trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám. Trước khi dùng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất  có in trên nhãn thuốc. Nhớ phải đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.

- Trong khi tưới vườn có thể dùng vòi nước có áp suất mạnh xịt tia nước trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám cũng có tác dụng rửa trôi bớt rệp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình