Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nhện hại cây Mận và cách phòng trừ

Không phải chỉ riêng vườn mận nhà bạn mà cách nay vài năm cũng có vài chủ vườn chuyên canh cây mận ở Tiền Giang hỏi về vấn đề này. Qua mô tả trong thư của các bạn kết hợp với thực tế mà chúng tôi đã quan sát được ở một số vườn chuyên canh cây mận ỡ xã Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang). Chúng tôi cho rằng triệu chứng gây hại của một loài nhện mà chúng tôi đã gặp ở xã Thân Cửu Nghĩa.

Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đậm, nếu là còn non thì có màu ngà vàng hoặc hơi vàng nâu. Chúng tập trung ở mặt lá trên của lá, di chuyển nhanh, nếu chú ý quan sát thì mắt thường cũng có thể thấy được.

Cả nhện trưởng thành và nhện non đều cạp và hút dịch của lá, từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi. Đúng như bạn đã quan sát thấy, trên các lá bánh tẻ, lúc đầu chỉ là những vết cạp màu trắng lấm tấm như bụi cám, bụi đất. Sau đó số vết cạp cứ tăng dần lên, làm cho cả mặt trên của phiến lá có màu trắng xám bạc nhìn giống như bụi đất đỏ, nhưng khác bụi đất đỏ là khi dùng vòi nước có áp suất cao phun rửa thì lớp “bụi” này vẫn không sạch. Khi mới bị mặt dưới của phiến lá vẫn giữ được màu xanh bình thường, nhưng về sau chuyển dần thành màu hơi vàng giống như bị thiếu dinh dưỡng, thiếu nước. Điều đặc biệt là trong khi các lá bánh tẻ và lá già bị hại nặng và đổi màu thì những lá non mới ra vẫn giữ nguyên được màu xanh tự nhiên của nó. Do làm mất diệp lục của cây nên đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình quang hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây, khiến cây bị còi cọc, năng suất và phẩm chất trái giảm, Ở Nam bộ nhện thường xuất hiện và gây hại nhiều hơn trong mùa khô.

Bạn đã phun xịt nhiều loại thuốc mà vẫn không hết “bệnh”, theo chúng tôi có lẽ do bạn tưởng đây là bệnh nên đã mua thuốc bệnh về xịt vì thế đã không đem lại hiệu quả.

Để diệt trừ loài nhện này bạn nên luân phiên sử dụng bằng một trong các loại thuốc đặc trị nhện sau đây:

danitol 10ec; comite 73ec; nisssorun 5ec; peragasus 500SC; ortus 5ec; cascade 5ec…Không nên phun xịt định kỳ dễ làm cho nhện lờn thuốc, nên theo dõi vườn mận thườn xuyên nếu phát hiện có nhện (chú ý lá bánh tẻ trở đi) thì xịt thuốc kịp thời. Nhớ phải bảo đảm đủ thời gian cách ly của thuốc. Nếu có thể được nên kết hợp với việc tưới vườn bằng vòi nước có áp suất mạnh phun lên lá cũng có tác dụng rửa trôi bớt nhện.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình