Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Làm cách nào để phòng trị bệnh thối trái hại Xoài

Trên trái xoài thường có một số loài sâu bệnh gây hại như sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen vi khuẩn, rệp sáp…nhưng qua mô tả của bạn chúng tôi cho rằng có lẽ trái xoài  của nhà bạn đã bị bệnh thối trái. Bệnh do một loại nấm ký sinh có tên là (diplodia natalensis) gây ra.

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhất là trong mùa mưa). Ngoài trái bệnh còn gây hại trên đọt non.

- Trên trái: bệnh thường gây hại khá trầm trọng cho trái trong thời gian tồn trữ, vận chuyển, làm thối phần thịt trái ở gần cuống, vùng vỏ trái xung quanh cuống bị úng, sậm màu, sau đó lan rộng xuống phía dưới thành vùng đen tròn, to trong vòng 2-3 ngày. Có thể gây thối đen cả trái, nhất là khi trời ẩm. Thịt trái bị mềm, có màu nâu.

- Trên đọt: Vết bệnh trên đọt non là những đốm sậm màu, sau đó lan dần xuống cành non, cuống lá làm cho lá biến màu nâu, mép lá cuốn lên phía trên. Trên cành bị bệnh có thể thấy nhựa cây chảy ra. Chẻ dọc cành bị bệnh sẽ thấy bên trong có những sọc màu nâu, do mạch dẫn bị hư, cành lá bị khô, nhăn nhúm.

Để phòng trị bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

- Khi nhân giống không lấy mắt ghép ở những cây bị bệnh. Khử trùng, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ghép để phòng ngừa bệnh lây lan và phát triển trên cây giống.

- Vệ sinh vườn tược sạch sẽ, thu gom những bộ phận bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh bệnh lây lan.

- Thu hoạch trái nào những ngày nắng ráo, tránh làm bầm dập trái, tránh làm rụng cuống trái.

- Sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào dung dịch hàn the pha loãng ở nồng độ 0,6% hoặc nước nóng khoảng 54oC (3 sôi 2 lạnh) có pha benlate ở nồng độ 0,06-0,10%. Hoặc những thuốc trừ bệnh có gốc đồng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình