Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Cách phòng trị bệnh bồ hóng trên cây Bưởi

Qua mô tả chúng tôi cho rằng có lẽ cây bưởi nhà bạn đã bị bệnh bồ hóng do nấm Capnodium citri gây ra. Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật do các loài rầy rệp…tiết ra (trong chất bài tiết của chúng). Chúng tạo ra một lớp bồ hóng, màu đem bao phủ toàn bộ bề mặt lá, trái, cành non…của cây bưởi (nơi có chất bài tiết của các loài rầy rệp) mà không tạo thành từng đốm riêng biệt.

Khi lấy tay, lấy giẻ lau hoặc dùng nước để rửa thì lớp bồ hóng  này sẽ hết, trả lại cho chỗ vừa lau màu xanh tự nhiên vốn có của nó (thực ra nó xanh nhạt hơn một chút). Do chúng không tấn công vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây. Tuy nhiên do chúng phát triển dày đặc phủ kín các bộ phận xanh của cây gây cản trở quá trình quang hợp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, khiến cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến làm giảm năng suất của cây bưởi, tức là chúng gián tiếp gây hại cho cây như bạn đã thấy.

Muốn hạn chế bệnh bạn chỉ cần phòng trừ các loại rầy rệp trên cây bưởi từ đó sẽ không còn chất bài tiết của rầy, rệp nấm bồ hóng sẽ không còn thức ăn để phát triển. Để diệt rầy rệp bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như supracide, suprathion, bian, Bi-58, sumi-alpha, applaud, applaud-mipc, DC-Tron plus…

Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất mạnh xịt tia vòi nước vào chỗ có rầy rệp và lớp bồ hóng bu bám cũng sẽ có tác dụng tiêu diệt và rửa trôi bớt rầy, rệp và lớp bồ hóng trên cây. Để hạn chế nấm bồ hóng bạn có thể sử dụng thêm thuốc TP-zep 18ec.

Câu hỏi: Trên cây bưởi ở vùng chúng tôi. gần đây không rõ tại sao nhiều lá bánh tẻ và lá non bị biến dạng phồng rộp lên như bánh tráng nướng, phiến lá biến thành màu vàng xanh loang lổ, bộ lá không phát triển lên được, nhìn kỹ ở mặt dưới của lá có những con vật nhỏ li ti như con mạt gà, màu hồng, màu đỏ…bò lăng xăng. Xin cho biết đây là chứng bệnh gì, cách chữa trị?

Lê Đình Tám (Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Trả lời: Qua mô tả chúng tôi cho rằng hiện tượng trên cây bưởi ở chỗ các bạn là do con nhện đỏ gây ra. Ngoài cây bưởi nhện đỏ còn gây hại cho nhiều cây thuộc nhóm cây có múi như chanh, quýt, quất, tắc…

Cơ thể của nhện  rất nhỏ, dài khoảng 0,3-0,4mm, hình bầu dục gần giống như con mạt gà. Con trưởng thành có 8 chân, bò nhanh, con ấu trùng nhỏ hơn, và có màu lợt hơn (lúc mới nở chỏ có 6 chân). Nhện sinh trưởng, phát triển và tích luỹ số lượng rất nhanh, do vòng đời của chúng rất ngắn (chỉ khoảng hơn chục ngày) và sinh sản nhiều (một con cái có thể đẻ hàng chục, có khi cả trăm trứng).

Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá bánh tẻ trưởng thành, trên bề mặt nụ hoa cuống đài hoa, trên vỏ trái non…chúng chích hút nhựa của những bộ phận này. Chỗ lá nào bị chúng chích hút nhựa thì biến dần thành màu vàng, làm cho lá biến thành màu vàng xanh loang lổ, phiến lá bị biến dạng cong queo như mặt bánh tráng (bánh đa) nướng (ảnh 86). Nếu bị hại nặng cây sẽ bị còi cọc, trái bị khô nước, ăn rất lạt.

Trên hoa nhện chích hút nhựa của nụ và cuống của đài hoa, nếu nặng nụ hoa có thể bị rụng. Trên trái nhện chích hút dịch của vỏ trái non, làm vỡ các túi tinh dầu sau này tạo thành các vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài. Ở các tỉnh phía Nam nhện đỏ thường hại nhiều trong mùa khô.

Để hạn chế tác hại của nhện đỏ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Không nên trồng quá dày làm cho vườn bưởi bị um tùm rậm rạp, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.

- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Những vườn thường bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.

- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.

- Nếu vườn thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái thì cứ mỗi đợt ra bông kết trái cũng nên  phun xịt 3 lần thuốc: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

Do nhện đỏ có tính lờn kháng thuốc rất nhanh vì thê không nên phun xịt một loại thuốc kéo dài nhiều lần (dù thuốc đó có hiệu quả rất cao), mà phải luân phiên bằng một trong những loại thuốc như: danitol 10ec; nissorun 5ec; comite 73ec; ortus 5ec; kelthane 18,5ec; microthiol 80WP…khi xịt nhớ xịt ướt đều tất cả những vị trí có nhện bu bám.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình