Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Làm cách nào phòng trị bệnh bồ hóng hại cây Xoài

Qua mô tả của bạn, kết hợp với thực tế sâu bệnh hại trên cây xoài chúng tôi đoán rằng có lẽ cây xoài nhà bạn đã bị bệnh bồ hóng gây hại, bệnh này do nấm capnodium citri gây ra. Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật trong chất bài tiết do các loài rầy rệp tiết ra. Chúng không tấn công vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây. Tuy nhiên do chúng phát triển dày đặc các bộ phận xanh của cây nên ả ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, làm cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến làm giảm năng suất của cây xoài, tức là chúng gián tiếp gây hại cho cây.

Có lẽ bạn đã không quan sát kỹ chứ thực ra đi cùng với hiện tượng bồ hóng phủ trên bề mặt đọt lá, bông trái…còn có những con rệp sáp, rầy bông xoài…đi kèm, vì như đã nói ở phần trên chính những con côn trùng này không những chích hút nhựa gây hại trực tiếp cho cây mà trong chất bài tiết của chúng có chứa chất đường mật, chính chất đường mật này lại là môi trường rất tốt cvho nấm bồ hóng sinh sống, phát triển bao phủ kín những bộ phận xanh của cây

Như vậy muốn hạn chế bệnh bạn chỉ cần áp dụng kết hợp một số biện pháp để phòng trừ các loại rầy, rệp đang sinh sống trên cây như:

- Trồng xoài với khoảng cách hợp lý, không nên trồng quá dày để vườn luôn được thông thoáng.

- Kết hợp với những lần làm gốc, bón phân, xử lý cho cây xoài ra bông cần tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái…để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái, những đọt có quá nhiều rệp sáp, rầy bông đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu huỷ để hạn chế sử lây lan của chúng.

- Con rệp sáp không tự di chuyển được từ cây này sang cây khác, từ cành nay sang cành khác…mà chúng phải nhờ một số loại kiến tha chúng đi. Vì thế để hạn chế sự lây lan cùng với việc diệt rệp bạn cũng cần lưu ý diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ủ ở xung quanh gốc xoài để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp sáp nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc padan, basudin hoặc regent hột rải xung quanh gốc  để tiêu diệt.

- Thường xuyên kiểm tra vườn xoài để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy, rệp kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông trái. Bằng một trong các loại thuốc như: applaud 10WP; supracid 40ec/ND; suprathion 40ec; Dầu khoáng DC-Tron plus 98,8ec; bitox 40ec/50ec; butyl 10WP; mospilan…phun trực tiếp vào chỗ có rầy, rệp bu bám , nếu có thể được trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, đến khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, sẽ chết nhiều hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để rửa trôi bớt rệp. Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu xịt thuốc phải chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc để giữ an toàn cho người ăn.

- Với rầy bông xoài, tốt nhất là phun ngừa sớm khi xoài vừa ra đọt hoặc lú bông mà thấy có nhiều rầy trú ẩn trong tán lá. Khi xoài sắp ra đọt non, nếu quan sát thấy có nhiều rầy  trưởng thành trú ẩn ở trong tán lá thì cũng nên xịt thuốc phòng ngừa một lần.

- Để hạn chế nấm bồ hóng bạn có thể sử dụng thêm thuốc TP-zep 18ec

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình