Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Ruồi đục trái xoài và cách phòng trừ

Trên trái xoài có vài loại côn trùng đục vào cây hại ở bên trong, như sâu đục trái, sâu đục hột, ruồi (dòi) đục trái. Nhưng qua mô tả của các bạn, chúng tôi cho rằng cái con sâu đang gây hại cho trái xoài nhà bạn là con ruồi đục trái.

Chúng có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, thuộc họ Ruồi đục trái cây (Trypetidae) bộ hai cánh (Diptera).

Ruồi trưởng thành nhìn nhỏ hơn con ruồi nhà một chút, màu vàng, giữa phần ngực và vụng có eo thắt, lưng ngực màu vàng nâu, có 3 vạch màng vàng sáng, tạo thành hình chữ U (ảnh 98). Phần bụng tròn, ở con cái có ống đẻ trứng khá dài, nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống con ong hơn là con ruồi nhà. Con trưởng thành khá nhanh nhạy, chúng bay rất khoẻ và xa, rất nhạy cảm với tiếng động. Chúng thường xuyết hiện vào lúc trời mát, hoặc những ngày mát mẻ. Ruồi vàng có khứu giác rất phát triển, chúng phát được trái chín từ khá xa để bay đến. Con cái có chất dẫn dụ giới tính khá mạnh, nên có khả năng thu hút được con đực từ rất xa.

Con cái dùng râu để chọn những trái xoài sắp chín rồi dùng ổng đẻ trứng chích vỏ trái đẻ trứng thành từng ồ 2-5 quả vào lớp dưới vỏ  trái. Vết chích rất nhỏ nên rất khó phát hiện. Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà , sau vài ngày trứng nở ra ấu trùng (con dòi) hình ống dài, phần cuối thân phình to, có nhiều đốt, màu trắng ngà hoặc hơi hồng, và không có chân, (rất dễ phân biệt với sâu non của sâu  đục trái có những khoang màu trắng, đỏ xen kẽ). Sau khi nở dòi đục ăn phần thịt trái xung quanh chỗ ổ trứng, càng lớn dòi càng đục sâu vào giữa trái làm phần này bị thối và loang dần ra xung quanh, có thể bắt gặp nhiều con dòi sinh sống và gây hại trong cùng một trái. Sau vài lần lột xác, dòi lớn đẫy sức (dài 9-11mm). Khi đẫy sức dòi chui ra ngoài rồi cong mình bật văng rơi xuống đất để hoá nhộng trong đất (ở độ sâu 2-4cm). Nhộng nằm trong kén đất không thấm nước. Sau khi vũ hoá con trưởng thành (ruồi) chui lên khỏi mặt đất, bay đi bắt cặp tạo thế hệ mới. Đúng như các bạn đã thấy ruồi đục trái thường gây hại từ khi trái già sắp chín trở đi.

Ruồi sinh sản khá nhiều, mỗi năm phát triển hàng chục lứa, đã thế đây lại là một loài đa thực, ngoài xoài chúng còn gây hại trên rất nhiều loại trái cây đang được trồng phổ biến trong sản xuất, mà những loại trái cây này lại  có mặt liên tục trên vườn cây, vì thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.

Để hạn chế tác hại của ruồi đục trái, các bạn có thể áp dụng kết hợp  một số biện pháp sau đây:

- Thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây.

- Thu gom những trái bị rụng, những trái bị dòi đem chôn kỹ diệt dòi bên trong, để hạn chế mật độ ruồi ở các lứa sau.

- Khi trái sắp chín, xới xáo đất xung quanh gốc, dưới tán rồi rải một trong những loại thuốc hột như: Basudin 10H, Vibasu 5H/10H; Padan 4G/10G, Regent 0,2/0,3G…sau đó xới đất trộn thuốc vào đất để diệt nhộng.

- Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh…để vườn luôn được sạch sẽ và thông thoáng.

- Dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực sẽ có tác dụng hạn chế tác hại của ruồi rất lớn, biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết quả cao.

Không nên dùng thuốc hoá học phun trực tiếp lên trái xoài, vì lúc này trái xoài sắp được thu hoạch rất dễ gây ngộ độc cho người ăn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình