Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Khi phơi đậu nành, có những con sâu mình màu đỏ bò ra khỏi trái. Đó là loài sâu gì? Xin chuyên gia phân tích cách gây hại và cách phòng trị loại sâu này.

Đây là sâu đục trái đậu, trên khoa học là Etiella zinekenclla. Lại này gây hại trên nhiều loại đậu nhưng thường gặp nhất trên trái đậu nành. Sâu tấn công vào trái từ khi còn rất nhỏ. Bướm dài 10 – 13mm, màu tro xám, có một vệt màu vàng nằm ngay trên cánh. Bướm đẻ trứng bên ngoài trái. Sâu mới nở màu xanh xám, gặm ăn phía bên ngoài vỏ non của trái. Càng lớn thân sâu chuyển dần thành màu hồng và đục lỗ chui vào bên trong trái và sống trong đó. Sâu chỉ thích ăn phần hột của trái. Sâu thường chui ra khỏi trái để làm nhộng. Từ khi thấy cây đậu có trái, nhiều lứa sâu được hình thành nên có thể thấy được sâu lớn tuổi khi trái đậu đã già. Loài sâu này sống bên trong trái nên tương đối khó trị. Có hai cách phòng trị:

     - Quan sát bướm khi cây đậu mới tượng trái. Nếu mật độ quá cao thì áp dụng thuốc khi sâu non chưa chui vào bên trong trái.

     - Áp dụng các loại thuốc có tính thấm sâu hay lưu dẫn để giết sâu bên trong trái. Có thể sử dụng các loại thuốc như Fenbis 5EC, Cyperan 25EC, Lanate 40SP, Sumialpha 5EC, Peran 50EC, Polytrin 440EC, Basudin 40ND, pha với nồng độ 8 – 10cc/bình 8 lít, áp dụng 4 – 5 bình/công…

Trước khi thu hoạch 1 tuần nên dừng phun thuốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình