Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin chuyên gia cho biết rệp sáp hại khoai tây như thế nào và phải làm gì đề phòng trừ chúng.

Rệp con mới nở bò quanh củ khoai tây để tìm nơi thích hợp, chúng thường tập trung ở các mắt củ. Khi mật độ dày, rệp bám kín mầm làm teo mầm và củ. Trong thời gian sinh trưởng ngoài đồng, rệp tập trung ở kẽ lá, nách lá, cạnh gân lá, thường là ở mặt dưới lá và tiếp tục gây hại. Ở nước ta, rệp sáp có thể hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất là vào mùa hè trong thời gian bảo quản củ khoai giống và gây hại mầm non. Rệp tiếp tục gây hại củ ngay cả khi đem trồng, nó theo mầm lên cây hút nhựa và tồn tại ở củ cho đến khi thu hoạch cho vào kho. Rệp đẻ trứng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Biến động sô lượng rệp sáp nói chung giữa hai mùa đông, hè là rất lớn. Một củ khoai có thể có tới 40 – 70 con rệp vào tháng 6 – 7 trong khi vào các tháng 12 – 1 có khi chỉ vài ba con trên vài chục hoặc vài trăm cây.

Ở thời kỳ bảo quản giống, rệp phát sinh gây hại từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng nặng nhất vào cuối tháng 6 đầu tháng 8.

Biện pháp phòng trừ:

- Kiểm tra thường xuyên khoai giống trong thời gian bảo quản, chú ý ở mầm củ.

- Bảo quản khoai giống nơi khô ráo, thoáng gió, làm giàn để khoai giống, không xếp khoai quá dày.

- Phải phun thuốc diệt trừ ngay nếu kiểm tra phát hiện có rệp. Nên phun định kỳ 3 lần vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, cuối tháng 7 đầu tháng 8 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 là tốt nhất.

Trước khi đem ra trồng 7 – 10 ngày cần phun một lần cuối các loại thuốc trừ rệp như Bi58 pha với nồng độ 2/1000 phun vừa đủ ướt đều củ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình