Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Sâu xanh đục quả gây hại như thế nào? Làm sao để phòng trị được chúng?

Sâu xanh có phổ biến ở các vùng trồng cà chua và của cây họ cà. Ngoài ra, sâu còn hại nặng trên cây bông ngô, thuốc lá. Cây cà chua hàng năm thường bị sâu phá hoại vào các tháng 11 – 12 (cà chua đông xuân sớm) và tháng 3 – 4 (cà chua xuân hè). Sâu xanh đục quả thuộc bộ cánh phấn. Thân bướm dài khoảng 18mm. Trứng hình nón, cón gân dọc trên mặt. Sâu non có 6 tuổi, màu đen nhạc hoặc xanh lá cây. Sâu đẫy sức dài chừng 40mm và chuẩn bị hóa nhộng. Nhộng nhẵn bóng, màu nâu, dài 10 – 18mm, có hai gai song song ở cuối bụng. Có khoảng 3 – 4 lứa sâu trong vụ cà chua đông xuân, vòng đời của mỗi lứa trung bình 40 – 60 ngày.

Thời gian hoạt động chủ yếu của chúng là đêm. Sau khi vũ hóa 3 – 4 ngày, chúng giao phối và đẻ trứng từng quả rải rác trên nụ và trên mặt lá. Một bướm cái có thể đẻ trên 700 trứng.

Sâu non mới nở bò phân tán và phá các bộ phận của cây, chủ yếu là các bộ phận còn non. Ở tuổi 1 – 2 sâu ăn búp, ngọn, nụ và hoa. Từ tuổi 3 trở đi, sâu thích ăn nụ và quả. Sâu đục vào bên trong quả, ăn rỗng ruột rồi chuyển sang đục quả khác. Khi lớn đẫy sức, sâu bò xuống đất hóa nhộng.

Sâu xanh hại hoa và quả chủ yếu, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Cách phòng trừ như sau:

- Luân canh cà chua với các loại rau khác.

- Để diệt sâu thì sau khi thu hoạch phải thuốc nhặt tàn dư cây trồng và để diệt nhộng trong đất thì phải cài bừa kỹ.

- Kiểm tra phát hiện kịp thời để phun thuốc vào thời kỳ trứng và sâu non mời nở chưa kịp phá hoại. Dùng các loại thuốc như đối với sâu hại rau

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình