Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Bệnh đốm lá cà chua có biểu hiện gì? Cách phòng trừ bệnh này như thế nào?

Bệnh đốm lá cà chua có hai dạng thường gặp là đốm nâu và đốm trắng.

- Bệnh đốm nâu: Biểu hiện triệu chứng rõ rệt trên lá. Kích thước và hình dạng vết bệnh rất thay đổi. Lúc đầu, vết bệnh màu vàng, nhỏ, sau biến sang màu nâu. Ở mặt dưới lá, chỗ vết to dần, nhiều vết liên kết lại thành vết lớn chiếm kín phiến lá làm cho là khô chết. Các lá già sát gốc sẽ bị bệnh trước tiên rồi lan sang các lá khác. Bệnh phát triển mạnh về cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây bệnh nặng có thể tàn lụi nhanh, năng suất kém.

Bệnh này phát triển mạnh khi độ ẩm cao 90 – 95%, nhiệt độ 22 – 25oC. Nguồn lây bệnh đầu tiên là tàn dư cây bị bệnh ở ngoài đồng ruộng.

- Bệnh đốm trắng: Phổ biến ở các vùng trồng cà chua, thường xuất hiện ở lá và cả thân. Triệu chứng đầu tiên ở lá có các chấm nhỏ riêng rẽ màu trắng bẩn hoặc nâu nhạt có viền màu nâu sẫm. Các chấm nhỏ lớn dần liên kết lại với nhau thành vết lớn, có các chấm đen bên trên, đó là các túi bào tử nấm. Các lá bị bệnh nặng biến màu nâu, quặn lại, khô chết rất nhanh. Bệnh phát triển ở nhiệt độ 15 – 27oC, độ ẩm không khí 75 – 95%. Bệnh hại làm khô lá, ảnh hưởng tới sinh trưởng, giảm năng suất 30 – 80%.

Cách phòng trừ bệnh đốm lá:

- Thực hiện chế độ luân canh cà chua với các cây trồng họ khác.

- Thu dọn và đốt tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày bừa kỹ phơi ải đất.

- Dùng cây giống chống chịu.

- Thường xuyên chăm sóc, đảm bảo tưới tiêu, bón phân cân đối, tập trung khi trồng.

- Nếu bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao, có thể dùng thuốc Zineb, Boócđô để trừ như với bệnh mốc sương

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình