Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Trên lá, thân và củ khoai tây xuất hiện các vết nhỏ màu xanh thẫm, dần dần chuyển sang màu nâu, hình bán nguyệt lá triệu chứng của bệnh gì, cách phòng trừ như thế nào?

Đây là triệu chứng của bệnh mốc sương rất phổ biến, gây hại lớn nhất ở các vùng trồng cà chua, khoai tây. Năm nào bệnh cũng xuất hiện gây hại, có năm bệnh hại nghiêm trọng làm giảm 40 – 50% năng suất, hại khoai tây và cà chua chính vụ chủ yếu.

Những dấu hiệu như bạn mô tả ở trên chính là những vết bệnh. Vết này sẽ lớn dần và lan ra khắp lá, cành cây, thân cây, màu nâu sẫm không có hình dạng nhất định. Trên củ khoai tây, vết bệnh hơi lõm, cắt ngang củ bị bệnh thấy mô tế bào xung quanh củ biến màu nâu.

Bệnh này ở quả cà chua có các triệu chứng như: vết bệnh ban đầu nhỏ, màu xanh thẫm, sau to dần màu nâu sẫm, hơi lõm. Nhìn bên ngoài vết bệnh cứng, nhăn nheo nhưng bên trong đã thối nhũn.

Khi trời ẩm hoặc có sương mù vào buổi sáng, ở mặt dưới lá xung quanh vết bệnh xuất hiện các đám nấm màu trắng xám. Gây ra bệnh này là nấm Phytophthora infestans. Sự phát sinh, phát triển của bệnh chịu tác động lớn của ôn độ và ẩm độ. Trong đó, ẩm độ là yếu tố cần thiết để bảo tử nảy mầm xâm nhập vào các mô tế bào cây. Chỉ khi bề mặt của  những bộ phận cây như lá, thân, cành, quả… được thấm ướt, độ ẩm không khí từ 75% trở lên, nhiệt độ từ 8 – 25oC thì bao tử mới hình thành. Thời gian tiềm dục của nấm cũng phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ.

Trong thời kỳ sinh trưởng của cây khoai ngoài đồng ruộng, bào tử nấm lan truyền nhờ gió hoặc nước mưa.

Để phòng trừ, ta làm như sau:

- Luân canh khoai tây, cà chua với các cây trồng họ khác.

- Chọn hạt giống cà chua và củ giống khoai tây ở những cây khỏe không bị bệnh.

- Trong quá trình bảo quản giống phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những củ bị bệnh, thối. Trước khi xếp khoai bảo quản có thể rắc vôi bột hoặc TMTD lên giàn.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của thời tiết từ đầu tháng 12 trở đi để kịp thời xử lý khi bệnh xuất hiện. Có thể phun phòng 5 – 7 ngày trước hoặc sau đợt gió mùa đông bắc (nếu có mưa phùn kèm theo) hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện bằng một trong các loại thuốc sau: Boócđô 1%, Zineb pha nồng độ 4%o hoặc sunfat nồng độ 0,02%

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình