Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Ở lá cà chua, khoai tây thấy xoăn vàng ngọt, hoa lá, gân lá và vùng xung quanh gân có màu xanh đậm. Đây là triệu chứng của bệnh gì và cách phòng trừ như thế nào?

Đó là triệu chứng của bệnh xoăn lá cà chua, khoai tây rất phổ biến ở các vùng trồng cà chua, khoai tây ở nước ta. Bệnh do vi rút gây bệnh. ệnh có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ tới lúc thu hoạch. Cây bị bệnh biểu hiện rõ rệt trước hết là biến màu, hơi nhăn, phiến lá dày thô hơn bình thường, các lá ngọn xoăn lại, cây sụn thấp, cằn cỗi không phát triển được, cây sẽ chết sau một thời gian. Thiệt hại càng nặng nếu bệnh xuất hiện càng sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện muộn ở cà chua thì chỉ những nhánh, lá non ra sau mới bị bệnh, nhưng hoa và quả ở những nhánh trước cũng dễ bị rụng  hoặc quả nhỏ, thô, không phát triển được, có vị đắng, không cho năng suất hoặc không được mùa thu hoạch.

Môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng Bemisia SP. Bệnh phát sinh phát triển mạnh vào tháng 10, 11 ở giai đoạn khoai có trên dưới 10 lá và giai đoạn củ non hình thành. Trên cà chua muộn (cà chua xuân hè) vào tháng 3, 4 bệnh cũng hại nặng.

Thời tiết là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến mức độ phát sinh của bệnh. Bệnh phát triển mạnh vào những vụ đông ấm nhiệt độ trên 22oC, nắng nhiều, ít mưa phùn. Mức độ bệnh ở các giống cà chua, khoai tây khác nhau thì khác nhau. Cà chua múi bệnh thường nặng hơn cà chua hồng, giống khoai tây của Đức bệnh nặng hơn so với giống Thường Tín ruột vàng.

Bệnh xoăn lá không lây truyền qua hạt giống và củ giống. Nguồn bệnh lây lan chủ yếu do vi rút được giữ lại trong cơ thể của bọ phấn trắng.

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng các giống chịu bệnh với tỉ lệ thích hợp trong địa bàn hợp tác xã.

- Không trồng xen hoặc trồng gần cà chua, khoai tây với các cay cùng họ và bầu bí.

- Bố trí vườn ươm cà chua giống ở nơi cao, thoáng, xa làng và làm vệ sinh đồng ruộng tốt.

- Không bón quá nhiều phân đạm, khiến bộ lá phát triển quá tốt, thân lá mềm mỏng tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh, bệnh nặng lây lan nhanh.

- Nhổ bỏ cây bị bệnh.

- Trừ môi giới truyền bệnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình