Sâu cuốn lá là loại sâu hại phổ biến ở nhiều nơi và trên nhiều ký chủ họ đậu. Sâu cuốn lá đâu thuộc bộ cánh vẩy. Bướm nhỏ cánh trải rộng 17 – 22mm, thân dài 7 – 11mm, toàn thân có màu vàng pha nâu. Cánh trước hình tấm thông tam giác, màu vàng nâu và màu xám, có ba đường vân đen chạy dọc trên cánh từ bờ trước ra bờ sau. Màu cánh sau nhạt hơn, có hai vệt đậm giữa cánh. Bệnh thon nhọn, máu cánh vàng có vân ngang trắng xám.
Sâu non còn nhỏ màu hơi vàng, đẫy sức màu xanh, thân dài 15 – 17mm, đầu màu nâu nhạt hoặc xanh vàng. Nhộng khi mới hóa màu xanh ngà, về sau chuyển thành màu nâu. Khi sắp hóa bướm có màu hơi đen. Mầm cánh úp xuống gần đến đốt bụng thứ 5, có một đường sọc nhỏ trên lưng chạy dọc đến cuối bụng. Đuôi nhộng nhọn, có mấu lồi, có bốn gai phía cuối.
Trứng tròn và rất dẹp, màu trắng vàng, đường lính khoản 0,5mm, có phủ lớp sáp trong.
Bướm thường hoạt động vào chiều tối, thích ánh sáng đèn. Ban ngày, bướm nấp dưới lá và các bờ bụi cây cỏ, nơi râm mát và chỉ bay ra khi có động. Bướm đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt dưới lá. Sâu non chậm chạp, lúc mới nở có thể nhả tơ làm tổ trên hai ba lá búp với nhau, hoặc hai lá già nằm sát nhau. Có khi sâu cuốn mép lá bánh tẻ làm thành tổ. Tổ sâu thường ở các tầng lá phía trên, mỗi tổ thường có 2 – 9 sâu, nhưng có khi chỉ thấy một sâu. Sâu khi ăn hết biểu bì lá trong tổ, sâu chuyển sang lá khác, nhả tơ làm tổ mới để sống. Sâu đẫy sức hoá nhộng ngay trong tổ, đuôi nhộng dính treo vào mặt lá.
Sâu non cuốn lá đậu ăn chất xanh lá, làm ảnh hưởng đến quang hợp. Nếu sâu phát triển với mật độ cao sẽ gây thiệt hại nặng nề, cây còi cọc chậm lớn. Hoa sẽ rụng sớm, ít quả, năng suất kém nếu sâu hại vào thời kỳ ra hoa. Vòng đời của sâu khoảng 40 ngày trong vụ động xuân.
Biện pháp phòng trừ:
- Thực hiện luân canh và xen canh với các cây trồng khác họ đậu.
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm khi sâu mới nở để phun thuốc kịp thời khi sâu chưa cuốn tổ.
- Vệ sinh đồng ruộng nơi bướm cư trú |