Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Sâu ba ba và bọ rùa kim tuyến có phải là một không? Chúng hại rau gì là chủ yếu và làm thế nào để phòng trừ? Xin chuyên gia phân tích giúp?

Sâu ba ba còn gọi là bọ rùa kim tuyến, là sâu hại chủ yếu đối với rau muống. Chúng phát sinh phổ biến ở những vùng trồng rau muống và gây hại nghiêm trọng.

Bọ rùa trưởng thành có hình dạng bầu dục dài 4 – 5mm, trông hơi giống con ba ba. Phiến lưng ngực và cánh màu xanh trong suốt, có vân hình võng rất rõ, các bộ phận còn lại có màu xanh óng ánh như kim tuyến. Bọ trưởng thành hoạt động khi trời ấm, nhiệt độ cao. Chúng giao phối và đẻ trứng trên lá rau vào khoảng tháng 3, đầu tháng 4. Từ tháng 5 trở đi, bọ rùa gây hại nặng hơn và nặng nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Sâu còn có tính giả chết, sâu non mới nở ít hoạt động, chỉ ăn biểu bì lá. Càng lớn, sâu càng phá mạnh. Sâu non đẫy sức dùng đuôi dính vào lá và hoa nhộng ở lưng lá.

Nói chung, cả sâu non và sa trưởng thành đều gây hại cho rau muống. Sâu gặm biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, ảnh hưởng tới khả năng quang hợp, làm giảm năng suất. Nếu số sâu này dày có thể làm mất trắng cả một lức rau, hoặc toàn bộ ruộng rau trở nên xơ xác, cằn cỗi. Sâu phá nặng hơn nữa ở những ruộng rau xấu, kém phát triển.

Biện pháp phòng trừ:

- Làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để tiêu diệt nguồn sâu qua đông và làm cỏ thường xuyên trong ruộng, tăng cường chăm sóc để rau phát triển tốt.

- Thực hiện luân canh với các cây trồng khác để giảm nguồn sâu chu chuyển từ vụ trước sang vụ sau.

- Nếu mật độ sâu dày, trồng rau gần nguồn nước tưới tiêu để có thể thái nước vào ruộng ngập ngọn rau và ngâm trong vài giờ. Sau đó, tháo nước làm như vậy có tác dụng diệt sâu cao.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình