Đây là triệu chứng của bệnh lở cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối gốc, có tên khoa học là Rhizoctonia solani K. Bệnh này gây hại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, hai đậu đỗ và nhiều loại cây trồng khác.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây đậu, bệnh đều có thể gây hại nhưng chủ yếu là hại khi cây còn nhỏ. Khi mới xuất hiện, vết bệnh nhỏ rồi lan dần bao quanh toàn bộ rễ, gốc, thân cây. Nếu thời tiết khô, vết bệnh cũng khô và teo nhỏ lại. Nếu gặp mưa, ẩm ướt, vết bệnh sẽ thối mục và có màu đen như kiểu úng nước. Trong vài ngày, lá vẫn giữ được màu xanh tươi. Sau đó, toàn bộ cây sẽ héo rũ và chết lụi hàng loạt hoặc rải rác trên ruộng.
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp hoặc mưa, nắng, nóng rét thất thường. Thực tế cho thấy, bệnh hại nặng hơn ở những cây đậu đỗ trồng trên đất cát pha, đất thịt nặng, chặt, bí hoặc trũng úng nước và đã trồng đậu đỗ nhiều vụ trước đó. Các loại nấm gây bằng thói gốc và lở cỗ rễ đều sống trong đất và tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây trồng.
Để phòng trừ bệnh này, cần:
- Chọn hạt để giống tốt, khỏe và xử lý hạt giống trước khi trồng giống như đối với bệnh thán thư.
- Cày bừa kỹ để ải và bón vôi bột để hạn chế nguồn bệnh trong đất và trên tàn dư cây.
- Tăng cường lượng phân, kali để bón thúc và bón lót vôi khi trồng.
- Sau mưa, cần xới đất phá váng cho ruộng và tỉa bỏ các lá phía dưới gốc để đảm bảo độ thoáng cho cây.
- Đảm bảo mật độ trồng vừa phải, không gieo hạt quá dày. Khi cây đã phát triển lao giàn nên vun gốc cao, để rãnh rộng, sâu cho thoát nước dễ dàng |