Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Những tác hại di rầy xám gây ra đối với cây rau muống là gì và làm thế nào để phòng trừ chúng ?

Rầy xám hay muội xám thuộc bộ cánh đều, họ muội bay. Nó hại rau muống và nhiều loại cây tồng khác.

Rầy trưởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn, kích thước nhỏ bé. Rầy cánh dài màu xám sáng dài 3 – 5mm. Rầy cánh ngắn màu xám sẫm dài 2 – 4mm. Rầy có đặc tính nhảy, cả rầy non và rầy trưởng thành đều gây hại, nhưng rầy non gây hại chủ yếu. Chúng hút nhựa ở phần non của cây rau muống nhất là phần ngọn và các lá bánh tẻ. nếu rầy hại ngọn rau non sẽ làm rau xoăn lại, lá rau cong, thô, cụp xuống. Mức độ hại càng lớn nếu mật độ rầy càng cao. Nếu rầy hại vào lúc rau đã vươn cao, sắp cho thu hoạch thì lá rau sẽ biến vàng, lá rụng dần còn trơ lại cuống hoặc lá bị khô cháy từng đám, năng suất giảm nhiều và chất lượng kém.

Rầy xám hoạt động mạnh vào buổi tối, từ 20 -  21 giờ. Ban ngày khi nắng to, rầy nấp ở mặt dưới lá, sát mặt trước. Khi có động chúng luôn nhảy xuống nước rồi lại bò lên trên cây. Rầy ưa ánh sáng đèn. Rầy cái đẻ trứng ở mô biểu bì mặt dưới lá. Rầy non có 5 tuổi. Vòng đời của một lứa rầy tuỳ thuộc vào nhiệt độ trong giai đoạn sinh trưởng của rau, trung bình 26 – 27 ngày. Vòng đời sâu ngắn vào các tháng nắng nóng, nhiệt độ cao và ngược lại. Có 8 – 9 lức rầy trong một vụ rau muống. Rầy xám phát sinh gây hại từ tháng 3 nhưng các tháng đầu mật độ rất thấp. Mật độ tăng dần từ tháng 6 cho đến cuối vụ. Các lứa rày trong tháng 9, 10 thường gây hại nặng hơn cả, có khi gây hiện tượng cháy từng đám trên ruộng rau muống. Khi rầy xuất hiện, nếu bón nhiều đạm thì mức độ hại càng lớn và ở những đồng đất màu mỡ, úng nước, rầy cũng thường tập trung quá mạnh hơn.

Để phòng trừ cần:

- Bố trí các ruộng để giống rau muống qua đông (rau muống lưu xơ) trên cùng một khu đồng để tiến hành chăm sóc tạo điều kiện cho giống khỏe.

- Phải kiểm tra thường xuyên trong suốt thời vụ rau để theo dõi, phát hiện rầy ở những ruộng muống xơ, nơi màu mỡ.

- Bón tỷ lệ đạm cân đối với lượng phân chuồng. Khi rầy trưởng thành rộ, dùng vợt bắt để giảm lượng rầy cho lứa sau.

- Khi có rầy, cầy tháo ngập nước, không để ruộng khô cạn.

- Luân canh rau muống với các cây trồng họ khác. Phải hạn chế và tiến tới không dùng thuốc để trừ rầy, vì dùng nhiều sẽ diệt hết nguồn thiên địch như họ rùa đỏ vốn lấy rầy làm thức ăn chủ yếu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình