Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Có những biện pháp kỹ thuật cơ bản nào để phòng trừ sâu bệnh ở cây trồng nói chung? Xin chuyên gia phân tích cụ thể.

Sau khi trồng cây, nếu sâu bệnh xuất hiện cần có biện pháp xử lý đúng nhất. Tuỳ tình hình cụ thể và dựa trên cơ sở hệ sinh thái đồng ruộng để chọn các biện pháp giải quyết. Về cơ bản, có những biện pháp kỹ thuật sau:

1. Biện pháp thủ công:

Người làm vườn, trồng rau từ lâu đã có ý thức bắt giết sâu, ngắt bỏ lá bị rệp đen, lá úa vàng hoặc ngọn bắp xoăn quăn nhằm làm cho ruộng rau sách đẹp, xanh tốt. Đây là biện pháp vừa không tốn kém, vừa an toàn cho người và gia súc, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực. Yêu cầu biện pháp này là phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp trong quá trình làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch.

2. Biện pháp vật lý:

Người ta tiến hành trừ sâu bằng bẫy đèn hay bã có mùi vị dựa trên đặc điểm của các loại sâu hại.

Đối với một số loại sâu hại cây thực phẩm như sâu tơ, sâu xanh, sâu đục quả đậu đỗ có xu hướng ưa ánh sáng nhẹ. Vì thế, vào ban đêm có thể bắt bướm và các loại sâu khác bằng đèn vào thời điểm chúng rộ ra hoặc dùng bả chua ngọt để bắt bướm, sâu khoang, sâu xám…

3. Biện pháp sinh học:

Trên đồng ruộng nói chung và ruộng rau nói riêng, ngoài các loại sâu hại, còn có rất nhiều loại côn trùng, vi sinh vật, nấm… có ích được gọi chung là các thiên địch (natural enemy). Các loại thiên địch này góp phần khống chế của loại dịch hại rau vì chúng bắt các loại sâu hại làm thức ăn.

Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại phải là việc sử dụng, bảo vệ và duy trì thúc đẩy sự phát triển của thiên địch trong hệ sinh thái đồng ruộng cây thực phẩm. Trước hết phải hạn chế và dần tiến tới loại bỏ diệt sâu rộng. Nói cách khác, phải sử dụng nhiều biện pháp khác trong điều kiện đồng ruộng nhằm loại dần việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây thực phẩm. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan tới việc bảo vệ sức khỏe của con người vì thực phẩm là nguồn thức ăn hàng ngày, cung cấp sinh tố, đạm, đường thực vật. Trong đó, có nhiều loại rau ăn tươi, không qua chế biến.

Các loại thuốc vi sinh trứ sâu cho cây thực phẩm hay được dùng như BT (Nacillus Thuringiensis) hiện đã được sản xuất và sử dụng phổ biến ở nước ta cùng với một số loại thuốc thảo mộc chiết xuất từ một số cây như thuốc Rotenon.

Có thể nói biện pháp sinh học là biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lại dễ thực hiện mà vẫn bảo tồn và sử dụng được các loài thiên địch trên ruộng rau.

4. Biện pháp hoá học:

Khi sử dụng biện pháp này đối với các loại cây rau phải đặc biệt lưu ý làm sao đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường, trách xảy ra những trường hợp ngộ độc rau do thuốc trừ sâu.

Trước đây, do thiếu hiểu biết về phòng trừ tổng hợp cũng như chưa nhận biết hết được mắt trái của việc sử dụng thuốc hoá học để bảo vệ cây trồng nên người nông dân đã dùng thuốc một cách tuỳ tiện và bừa bãi. Để khắc phục những rủi ro do thuốc gây ra, cần chú ý một số điểm sau:

- Phải áp dụng một cách nghiêm túc các biện pháp canh tác, giống, thủ công, sinh học, vật lý.

- Căn cứ vào việc điều tra, quan sát hệ sinh thái ruộng rau để có những gi3i pháp đúng khi quyết định có dùng hay không dùng thuốc. Phải biết kết hợp nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là bộ phận thiên địch, điều kiện thời tiết khí hậu tại thời điểm diệt trừ đồng ruộng. Không nên quyết định dùng thuốc nếu chỉ dựa vào mật độ sâu hại. Cần cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu.

- Nếu trường hợp phải dùng biện pháp hóa học cần đảm bảo.

+ Chỉ sử dụng những loại thuốc đặc hiệu cho rau.

+ Đảm bảo thời gian cách ly.

+ Không phun thuốc vào rau khi sắp thu hoạch kể cả khi mật độ sâu cao. Thay vào đó, dùng biện pháp thủ công để bắt sâu.

+ Nếu ta hạn chế được việc phun thuốc trừ sâu ngay từ đầu vụ, sẽ bảo vệ được số lượng thiên địch và thúc đẩy chúng phát triển cùng với quá trình phát triển của rau góp phần khống chế sâu hại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình