Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Tôi có nghe nói có loại thuốc trừ sâu được chế từ hạt cây củ đậu. Xin chuyên gia nói rõ về loại thuốc này.

Tên khoa học của cây củ đậu là Pachyrhizus erossus Urb. Đây là một loại cây rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Củ đậu là một loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt, nhiều nước, tinh bột vá các vitamin. Người ta chủ yếu lá khai thác củ nên trong khi trồng đậu người nông dân không cho ra hoa, ra hạt. Sở dĩ có điều này là bởi vì hạt củ đậu có 3% lá các độc tố như: Rotenone, Phachyzhizion, Tephorosin, Mudueroue và một số loại chất độc khác. Những chất độc này có tác dụng diệt trừ sâu bọ. Vì vậy nó được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu.

Phạm vi sử dụng của thuốc trừ sâu chế từ hạt củ đậu tương đối rộng. Trên rau họ thập tự (bắp cải , xu hào…) thuốc diệt sâu tơ, sâu xanh, bướm trắng, rệp, bọ nhảy. Trên rau muống thuốc diệt sâu ba ba. Thuốc còn có tác dụng diệt bọ xít đùi to, bọ nẹt… Có hại đối với sâu phá hoại nhưng thuốc lại không hề ảnh hưởng đến các loại sâu có ích cho mùa màng. Vì vậy việc dùng thuốc từ hạt củ đậu sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi.

Để chế tạo hạt củ đậu thành thuốc trừ sâu, người ta thường làm theo 2 cách để cho ra hai loại chế phẩm.

Người ta dùng các dung môi hữu cơ để tách chiếc các chất độc có trong hạt củ đậu. Sau đó cho thêm 2 chất phụ gia rồi chế biến thành dạng lỏng. Có sản phẩm xong người ta thường đóng vào chai để có thể sử dụng lâu dài. Sản phẩm thuốc lỏng này có ưu điểm là dễ sử dụng, hiệu quả diệt sâu cao còn nhược điểm của nó là quá trình chế tạo phức tạp và khá tốn kém. Vì vậy việc chế tạo và sử dụng sản phẩm này còn đang được cân nhắc.

Người ta phơi khô hạt củ đậu rồi nghiền nhỏ thành dạng bột. Sau đó cho thêm 5% chất phụ gia như: chất bám dính, chất chóng lắng… Trộn đều lên là đã tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm của loại sản phẩm này này là dễ chế tạo, dễ vận chuyển và dễ sử dụng, hiệu quả trừ sâu khá cao. Tuy vậy, nó cũng có hạn chế là lượng thuốc sử dụng tương đối nhiều và đôi khi phải lọc bỏ bã thí mới phun được. Nhược điểm nào có thể khắc phục được nếu trong quá trình xay, nghiền phải làm cho bột thật mịn để có thể phun thẳng không qua lọc. Trong việc sử dụng hàng ngày, dạng thuốc bột náy thường được hoà với nước, đổ vào bình phun rồi tiến hành phun.

Người ta lấy 200 – 250g thuốc dạng bột rồi pha với một lít nước. Sau khi ngâm khoản 12 tiếng thì dùng vải màn lọc bỏ bã chỉ lấy nước. Tiếp đó hòa thứ nước thu được với 10 lit nước lã rồi đem phun. (Lưu ý: nếu mịn thì có thể phun trực tiếp mà không cần lọc). Khi phun phải chú ý phun đều, có khi còn phải phun ở dưới mặt lá. Để thuốc có thể phát huy hiệu quả, việc phun theo liều lượng cần phải được chú ý. Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của cây để phun hợp lý. Ví dụ: cây mới lớn thì lượng dung dịch phun là 1 – 1,5 bình/sào Bắc Bộ, còn cây trưởng thành phải dùng 2 – 3 bình /sào. Một điểm lưu ý nữa là nên luân phiên phun nhiều loại thuốc khác nhau để tránh hiện tượng sâu nhờn thuốc.

Thuốc trừ sâu hạt củ đậu tác động đến sâu theo 3 hướng:

Trực tiếp tác động vào sâu bằng con đường tiếp xúc. Nếu sâu bệnh dính thuốc thì sẽ nhanh chóng bị chết. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy hiệu quả mạnh nhất khi nó còn ướt. Nếu thuốc đã khô thì khả năng diệt trừ cao.

Thuốc dính lại trên lá cây sẽ khiến cho sâu không ăn lá. Đây là hiện tượng “gây ngán” cho sâu. Nếu lá bị dính thuốc thì đến cả những con sâu tham ăn nhất cũng phải bỏ đi.

Quan sát thực tế, người ta thấy rằng những ruộng rau đã phun thuốc thì côn trùng, sâu bọ có hại không dám bén mảng đến. Hiệu quả nhất theo hướng này là xua đuổi được sâu tơ, sâu non, bướm sâu ra khỏi ruộng, lượng trứng sâu cũng giảm đi khoảng 20 – 30% so với ruộng không phun

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình