Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin chuyên gia cho chúng tôi biết cách diệt chuột bằng bả sinh học?

Chuột là loài động vật có mặt từ rất lâu trong cuộc sống. Chúng xuất hiện và gây hại đến mùa màng, nhà cửa, kho hàng… Chúng còn là tác nhân gây truyền bệnh dịch cho con người. Để diệt chuột người ta đã tìm được nhiều biện pháp khác nhau, một trong số đó là diệt chuột bằng bả sinh học hay đó là biện pháp sử dụng vi sinh vật để diệt chuột.

Ở nước ta những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Viện Bảo vệ thực vật đã tìm cách nghiên cứu và thử nghiệm , loại bả sinh học lấy chủng vi khuẩn Isachenko gây độc với chuột nhưng lại không gây ảnh hưởng đến người và động vật cũng như không làm ô nhiễm môi trường. Ngày 26 – 2 – 1998 qua nhiều lần thử nghiệm Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 39/1998/QĐ-BNN-BVTV chính thức công nhận thuốc diệt chuột bằng bả sinh học. Từ đó bả sinh học diệt chuột đã được áp dụng phổ biến vào thực hiện.

Đối tượng chính của bả diệt chuột sinh học là của loài chuột gây hại nhiều như: chuột đồng, chuột nhắt, chuột cống…Hiệu quả diệt chuột của bả tương đối cao. Tùy vào liều lượng bả đặt và loại chuột mà hiệu quả xê dịch trong khoảng 75 – 100%. Sau khi ăn bả 4 – 10 ngày chuột sẽ bị chết rất nhiều. Tùy vào mật độ của chuột mà quyết định lượng bả cần đặt, tốt nhất là nên đặt với liều lượng 1 – 2g/1 con chuột. Bả diệt chuột sinh học không chỉ gây chết đối với những con chuột trực tiếp ăn bả mà còn lây nhiễm sang những con chuột không ăn bả trong đàn. Nhờ vậy mà hiệu quả diệt chuột của bả sinh học tăng lên. Mặc khác, bả sinh học có đặc thù hấp dẫn chuột, không làm cho chuột sợ hoặc ngán bả nên dễ sử dụng.

Đối với chuột, bả sinh học có độc tính cao nhưng đối với người và các gia súc gia cầm khác bả lại không hề gây hại. Điều này khác với các loại bả hóa học khác có thể làm chết người, chết gia súc, gia cầm.

Để tiêu diệt chuột trong một khu vực nhất định, người ta thường đặt bả theo kiểu bao vây (tức là đặt bả khép kín khu vực cần xử lý). Đặt bả trên các mô để chuột dễ nhận thấy, mỗi mô đặt khoảng 15 – 20g bả. Khoảng cách giữa các mô cũng không cố định, nếu mật độ chuột nhiều thì khoảng cách là 4 – 5m, nếu chuột ít thì khoảng 6 – 7m. Với cách đặt như thế này, mỗi hecta lượng bả xê dịch từ 2 – 5kg bả.

Bả sinh học dễ bị mất tác dụng nếu gặp ánh sáng trực tiếp. Vì vậy nên đặt b3 vào những chỗ có bóng râm hoặc lúc chiều tối. Người sản xuất thường gói bả vào trong các túi ni lông, phía trong túi là thóc đã được tẩm bả. Vì vậy khi xé nhỏ túi ni lông thì nên sử dụng hết, nếu để lâu thì hiệu quả sẽ không cao.

Chuột ăn bả một lần là có thể nhiễm bệnh. Khi nhiễm bệnh chuột sẽ bị ỉa chảy, đái dắt liên tục, th6an nhiệt giảm xuống, đồng tử giảm to, phần bụng bị xệ xuống, chuyển động không có phương hướng, trọng lượng bị sút giảm nhanh chóng… sau một thời gian thì bị chết. Các thứ chất thải của chuột bệnh sẽ gây bệnh tiếp cho những con chuột khỏe mạnh khác nếu chúng ăn phải. Cứ như thế dần dần cả đàn chuột sẽ bị tiêu diệt.

Nếu bảo quản tốt thì bả có thể cất giữ được lâu. Để nơi có nhiệt độ từ 8 – 16oC thì sau 6 tháng bả vẫn giữ được nguyên hiệu lực, bảo quản trong hầm lạnh thì một năm sau vẫn dùng tốt, còn nếu không có điều kiện thì nên dùng ngay, chậm nhất là sau 15 ngày

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình