Đăng nhập
TRANG CHỦ
KINH TẾ
THỐNG KÊ
GIÁO DỤC
KHOA HỌC Y DƯỢC
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ỨNG DỤNG
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ TOÁN HỌC
TIN HỌC - TRI THỨC
THỐNG KÊ
Lịch vạn niên 1901 -2050
Tên sách
Lịch vạn niên 1901 -2050
Lĩnh vực
Thiên văn học và khoa học liên quan
Tác giả:
Ngọc Anh, Tràng An biên dịch
Đơn vị thực hiện/Nhà xuất bản:
Nxb: Từ Điển Bách Khoa
Số trang
487
Tóm tắt
Quyển "Lịch Vạn Niên Việt Nam (1901 - 2050) có các mục đích chính: - Tôn trọng tính pháp định và tính khoa học mà hai quyết định của Chính phủ đã được công bố. Trong lời giới thiệu thứ hai, ông Nguyễn Mậu Tùng đã cung cấp thông tin về hai quyết định này. - Giới thiệu thời gian âm lịch đối chiếu với dương lịch. Thời điểm kết thúc một ngày vào lúc 24 giờ tại múi giờ 7 của Việt Nam, tức 17 giờ UT (giờ quốc tế). Chỉ một giây sau là 00 giờ: 01 giây theo múi giờ 7, tức 17 giờ: 00 phút: 01 giây (giờ UT của ngày hôm trước), lúc đó tại Việt Nam chuyển sang một ngày dương lịch mới. Tương ứng với giờ UT, giờ GMT là: 17 giờ - 12 = 5 giờ. Từ đó, sẽ quyết định sự tương ứng giữa ngày âm lịch và ngày dương lịch, ngày âm lịch và ngày can chi. - Sách chủ yếu phục vụ cho sự đồng bộ: khoa học và cổ phương Đông, y học cổ truyền và giờ của người xưa. Lời giới thiệu của giáo sư Hoàng Bảo Châu và của ông Nguyễn Mậu Tùng đều nêu có 3 loại giờ: giờ thực của kinh tuyến trung tâm, giờ thực địa phương và giờ trung bình. Giữa 2 loại giờ thực của kinh tuyến trung tâm và giờ đồng hồ có một sai số gọi là thời sai... giáp ranh giữa hai giờ cổ truyền nếu cộng thêm thời sai có thể chuyển từ giờ cổ truyền này sang giờ cổ truyền khác. Dùng các tiêu chí cổ học phương Đông trong dự đoán mệnh vận con người và y học cổ truyền trong châm cứu, bấm huyệt theo Tí ngọ lưu chú pháp, Linh quy bát pháp... lại dùng giờ đồng hồ, sự thiếu chính xác chắc chắn sẽ xảy ra. - Còn một vấn đề nữa là tiết khí. Hầu hết các sách lịch Trung Quốc đã xuất bản ở Việt Nam đều cho các số liệu về tiết khí rất khác nhau. Thậm chí có số liệu trong các sách Trung Quốc sai lệch đến hơn 10 giờ đồng hồ. Tiết khí có nguồn gốc từ lịch dương. Thật ra những ứng dụng về tiết khí trong lịch dương không được quan tâm. Nhưng khi chuyển sang lịch âm dương thì tiết khí có vai trò quan trọng trong nghiên cứu cổ học phương đông và trong ứng dụng của y học cổ truyền, ngoài ra tiết khí còn dùng để tính tháng nhuận và các tháng âm lịch. Để phục vụ cho cổ học phương Đông và y học cổ truyền, tác giả đã chuyển tất cả các giờ bắt đầu của các tiết khí từ ngày dương lịch sang ngày âm lịch. Nhưng đây chỉ là giờ: phút tiết khí tại kinh tuyến trung tâm 105o Đ. - Theo cổ học phương Đông và y học cổ truyền: từ kinh tuyến này chuyển sang kinh tuyến khác của lãnh thổ Việt Nam thì ngày, giờ hay phút tiết khí thay đổi. Giả thiết, trung khí Đại Hàn năm 2008, xuất hiện tại kinh tuyến trung tâm 105oĐ vào lúc 23 giờ 44 phút, ngày 20-1-2008. Tại xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có kinh độ: 109o20’53’’Đ, 53’’ lớn hơn nửa phút kinh độ nên quy tròn thành 109o21’Đ. Như vậy, theo quan niệm của cổ học phương Đông thì chỉ cần sai 01 phút đồng hồ (thật ra sai 01 giây cũng có khả năng dẫn đến sai 01 phút đồng hồ) là có thể chuyển từ năm âm lịch này sang năm âm lịch khác, từ tháng âm lịch này sang tháng âm lịch khác, từ ngày âm lịch này sang ngày âm lịch khác. Nếu tôn trọng tiêu chí cổ học phương Đông và các tiêu chí y học cổ truyền của người xưa thì phải coi trọng giờ: phút bắt đầu của một tiết khí. Vì coi tiết khí là một trọng điểm nên tác giả đã cố công tìm kiếm thông tin về giờ chuyển tiết khí của nhiều tài liệu có độ tin cậy cao, của một số đài thiên văn có uy tín trên thế giới để so sánh và xác định tương đối chính xác giờ chuyển tiết khí của các tháng trong quyển lịch này. Trong việc xác định giờ cổ truyền để thực hiện các nghiệm pháp y học và lập quẻ dự đoán mệnh vận con người... bạn đọc cần lưu ý các hướng dẫn và đặc biệt cần chú ý phần "Thay cho lời kết" nằm ở cuối của quyển sách, trang 1431. Vì giá trị thời sai cực tiểu nhỏ hơn - 14 phút đồng hồ và cực đại lớn hơn + 16 phút đồng hồ nên giáp ranh giữa hai giờ cổ truyền cố số liệu: lúc 23 giờ 46 phút 01 giây, thiếu 14 phút mới có tới đầu giờ Sửu; lúc 1 giờ 16 phút 01 giây, thừa 16 phút sẽ là đầu giơ Sửu. Sự giáp ranh giữa hai giờ cổ truyền tương tự như thế, cần phải được tính toán. Còn những trường hợp: giờ tí là 23 giờ 45 phút 01 giây thiếu 15 phút sẽ tới đầu giờ Sửu: giờ sửu là 1 giờ 17 phút 01 giây, thừa 17 phút sẽ là đầu giờ Sửu. Những trường hợp tương tự như thế thi không cần tính toán, vì đã vượt ngưỡng giá trị thời sai.
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình